CSVN – Thông qua phong trào “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, xây dựng đội ngũ công nhân (CN) có ý thức trách nhiệm, tay nghề kỹ thuật tốt, đóng góp tích cực vào việc nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây và thu nhập của NLĐ.
Phong trào trọng tâm của CĐ
Đối với ngành cao su, “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi” từ lâu đã trở thành một phong trào trọng tâm xuyên suốt được các cấp Công đoàn (CĐ) và chính quyền đặc biệt quan tâm. Qua đó, góp phần rèn luyện nên những thợ cạo “giỏi lý thuyết, vững thực hành”.
Ông Khuất Văn Lộc – Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng, chia sẻ: “Phong trào “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi” được công ty duy trì thường xuyên ở các cấp. Tại các đơn vị, kỹ thuật khai thác mủ của CN được đào tạo bài bản, từ lý thuyết đến thực hành. Và được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nhằm phát hiện, phân loại tay nghề CN, từ đó xây dựng được đội ngũ công nhân có tay nghề giỏi.
Bên cạnh đó, hàng năm, trước khi vào mùa khai thác, Công đoàn công ty chỉ đạo CĐ cơ sở các đơn vị tổ chức cho CNVCLĐ học lại nội quy, quy chế, kết hợp với chuyên môn, phổ biến các quy định về chế độ cạo, bảng cạo, áp dụng cụ thể cho từng nhóm cây, trên cơ sở quy trình kỹ thuật của ngành và hướng dẫn của Phòng Kỹ thuật nông nghiệp công ty”.
Nhờ rèn luyện tay nghề thường xuyên, liên tục, Cao su Phú Riềng đã xây dựng được đội ngũ CN có tay nghề giỏi chiếm đa số. Tại hội thi thợ giỏi cấp ngành các kỳ, công ty luôn tuyển chọn được đội thợ cạo ưu tú tham gia. Thành tích nổi bật tại Hội thi Bàn tay vàng khai thác mủ lần thứ X năm 2016, do VRG tổ chức, cả 5 thí sinh của Cao su Phú Riềng đều đạt điểm tuyệt đối 100/100, lập kỷ lục trong ngành cao su.
Gần 10.000 người được nâng bậc tay nghề và lương trước thời hạn
Theo ông Phan Mạnh Hùng – UV BCH Tổng LĐLĐ VN, Chủ tịch CĐ Cao su VN, đây là nét văn hóa tiêu biểu riêng của ngành cao su và là ngày hội của CN cao su. “Trong 5 năm qua, hội thi thợ giỏi đã thu hút 14.786 thí sinh tham gia, trong đó 1.286 thí sinh đạt danh hiệu “Bàn tay vàng” cấp cơ sở. Đến năm 2016, theo đề nghị của CĐ Cao su VN, hội thi cấp ngành được đổi tên thành Hội thi Bàn tay vàng khai thác mủ cao su. Trong đó, 100% thí sinh tham gia hội thi đều được trao giấy chứng nhận thợ giỏi cấp ngành, 57 thí sinh đạt điểm từ 95,5 điểm đến 99,5 điểm được trao danh hiệu “Kiện tướng” và 23 thí sinh đạt 100 điểm được trao danh hiệu “Bàn tay vàng”. Qua phong trào, đã có gần 7.500 người được nâng bậc tay nghề và trên 2.500 người được nâng lương trước thời hạn”, ông Hùng cho biết.
Hội thi tay nghề là ngày hội lớn của những thợ cạo, nhằm tôn vinh nghề nghiệp, biểu dương những người có “đôi tay vàng”. Hội thi còn là dịp để đánh giá, kiểm tra trình độ tay nghề, mặt khác, qua đó phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng những CN điển hình, vững lý thuyết, thạo thực hành, trở thành những hạt nhân tại cơ sở, từ đó thúc đẩy phong trào “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi” ngày càng phát triển.
Qua các kỳ hội thi, những CN đạt thành tích cao và có quá trình phấn đấu học tập còn được xét nâng bậc, nâng lên làm huấn luyện viên đào tạo tay nghề cho đơn vị, làm quản lý cấp tổ – đội, nông trường. Đến nay đã có không ít những cá nhân phấn đấu đạt đến cấp cán bộ kỹ thuật công ty, lãnh đạo nông trường…
THIÊN HƯƠNG
Related posts:
- Công đoàn Cao su VN: Hỗ trợ 20 triệu đồng cho Đồn biên phòng cửa khẩu Lệ Thanh
- Vận động góp kinh phí xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma
- 100 em thiếu nhi tham gia Trại hè khu vực miền núi phía Bắc
- Tháng Công nhân năm 2021: Lắng nghe và cảm ơn người lao động
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su tổ chức ngày hội trò chơi dân gian mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/1...
- Cao su Tây Ninh tặng quà công nhân tai nạn lao động
- Tiếp tục đồng hành công nhân khó khăn dịp Tết Ất Mùi
- Sôi nổi Hội thao Khối thi đua số 7
- Phát động phong trào thi đua đặc biệt
- Mỗi công đoàn cơ sở một lợi ích đoàn viên