Vừa qua tại Gia Lai, CĐ Cao su VN tổ chức hội nghị tập huấn quy chế đối thoại trong doanh nghiệp cho lãnh đạo và cán bộ, tổ trưởng CĐ các công ty Tây Nguyên và khu vực Duyên hải miền Trung. Đây là hội nghị mang tính chất bản lề trong việc thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở, bởi lâu nay rất ít doanh nghiệp, đơn vị thực hiện công tác này.
>> Tập huấn quy chế đối thoại trong doanh nghiệp
Tại Tây Nguyên, trước thời điểm có Nghị định 60 của Chính phủ quy định về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, chỉ có Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê là đơn vị thường xuyên tổ chức tiếp xúc trực tiếp với người lao động (NLĐ).
Chia sẻ vấn đề này, ông Vương Đức Thông – Chủ tịch CĐ Cao su Chư Sê, cho hay: “Những năm trước, mỗi quý chúng tôi tổ chức tiếp xúc một lần tại các nông trường, xí nghiệp, còn ở công ty thì 6 tháng một lần. Hiện nay, do tình hình khó khăn nên chúng tôi tập trung tổ chức một lần trong năm.
Tại những buổi tiếp xúc này, NLĐ có quyền nêu ý kiến, trình bày thắc mắc, đề đạt nguyện vọng. Tất cả đều được cán bộ các phòng ban chức năng giải đáp cụ thể, chi tiết. Thông qua các buổi tiếp xúc, chúng tôi thông tin đến NLĐ tình hình sản xuất – kinh doanh của công ty, những khó khăn và thuận lợi, tình hình giá bán cao su, các quyền, nghĩa vụ và những chế độ mà người CN được hưởng. Từ đó, giữa doanh nghiệp và NLĐ có được sự thông cảm, chia sẻ để cùng nhau vượt qua khó khăn”.
Tại một số đơn vị vốn từ lâu không tổ chức tiếp xúc trực tiếp với NLĐ, lại có cách làm khác để gắn kết giữa NLĐ với doanh nghiệp. Đơn cử như tại Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh, CĐ công ty khéo léo lồng ghép công tác này vào các buổi họp tổ CĐ, hoặc tại đại hội các cấp… Bà Phạm Thị Thái – Phó Chủ tịch CĐ công ty, chia sẻ: “Từ trước tới nay công ty chưa tổ chức đối thoại lần nào, nhưng tiếp xúc với CN thì công ty bắt đầu triển khai từ đầu năm nay. Với tình hình hiện nay, theo tôi đối thoại sẽ là một giải pháp tốt nhất để NLĐ và công ty tìm được tiếng nói chung”.
Sau khi có Nghị định 60 của Thủ tướng Chính phủ, các đơn vị bắt đầu quan tâm, chú trọng hơn tới vấn đề đối thoại với NLĐ. Tại Tây Nguyên, các công ty Kon Tum, Chư Sê, Chư Prông, Krông Buk, Mang Yang… đều đã tổ chức đối thoại với NLĐ. Một trong những khó khăn chung của các đơn vị là xây dựng kế hoạch, nội dung đối thoại và cách thức đối thoại một cách phù hợp và hiệu quả. Mặt khác, việc NLĐ luôn có tâm lý e ngại khi bày tỏ cũng làm cho các cuộc đối thoại chưa đi vào được những vấn đề bức xúc nhất. Ngay cả một số cán bộ tham gia đối thoại vẫn còn bỡ ngỡ, cách lý giải chưa thỏa đáng; năng lực thương lượng của cán bộ CĐ còn hạn chế…
Dù còn những hạn chế nêu trên, nhưng có thể khẳng định, việc tổ chức đối thoại với NLĐ là rất cần thiết. Qua đó, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ để cùng nhau chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn mà doanh nghiệp và NLĐ đang gặp phải.
Bài, ảnh: Gia Linh
Related posts:
- Đồng hành cùng doanh nghiệp, chăm lo tốt đời sống NLĐ
- Tuyên truyền tập trung hướng về người lao động
- Vui trung thu đầm ấm, ý nghĩa
- Công đoàn Binh đoàn 15 xây dựng và bàn giao 44 căn nhà trong nhiệm kỳ
- Đối thoại với người lao động: Cần cầu thị và thẳng thắn
- Đời sống người lao động các đơn vị miền Trung ổn định
- Lãnh đạo Công đoàn CSVN thăm, tặng quà động viên công nhân
- Công đoàn Cao su Ea H’leo trao tặng nhà “Mái ấm Công đoàn”
- Công đoàn Cao su Hòa Bình: Chung tay trong hoạt động sản xuất kinh doanh và chăm lo cho người lao độ...
- Công đoàn Cao su Sa Thầy vượt cao các chỉ tiêu trong nhiệm kỳ 2017 - 2023