CSVN – Các doanh nghiệp cao su thiên nhiên của Việt Nam cũng phải nỗ lực thay đổi theo hướng phát triển bền vững, để duy trì thị phần lâu dài và ổn định trong bối cảnh giá cao su luôn ở mức thấp trong nhiều năm qua.
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn thứ 3 trên thế giới và ngành cao su đã trở thành một trong những ngành nông lâm nghiệp xuất khẩu quan trọng nhất của nước ta. Hiện nay, nhu cầu của thị trường thế giới đã dịch chuyển sang các sản phẩm cao su bền vững. Bên cạnh giá cả, chất lượng sản phẩm thì nguồn nguyên liệu cao su bền vững là những yếu tố quan trọng tạo nên thương hiệu cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, các sản phẩm cao su thiên nhiên xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn ở dạng nguyên liệu thô và có chứng nhận bền vững chưa nhiều. Để có thể nắm bắt được thị trường ổn định và bền vững, đòi hỏi chất lượng cao như các nước châu Âu, không chỉ cần tăng cao chất lượng mà còn cần đáp ứng được nhiều yêu cầu về nguồn nguyên liệu bền vững.
Xu thế tất yếu của thế giới là sự phát triển bền vững, hay nói cách khác đơn giản hơn đó là trách nhiệm với xã hội và môi trường của các nhà sản xuất và cung ứng cao su. Để có một sản phẩm hoàn thiện, ngoài yếu tố chất lượng thì sản phẩm đó phải từng bước được cấp các chứng nhận, chứng chỉ về PEPC, VFCS như VRG đang tích cực thực hiện. Ngoài ra, các hãng sản xuất vỏ xe lớn trên thế giới (như: Brigestone, Goodyear, Michelin, Sumitomo, Yokohama, Kumho…) còn yêu cầu bắt buộc các nhà cung cấp sản phẩm cao su phải được cấp chứng nhận EcoVadis (kinh doanh bền vững) và hướng tới FSC. Đó là “thẻ xanh” cho các sản phẩm cao su để cung cấp cho bất cứ khách hàng nào trên thế giới.
Về vấn đề này, ông Trần Ngọc Thuận – TV HĐQT VRG, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam, nhận định: “Các sản phẩm có chứng chỉ bền vững hứa hẹn đem lại giá trị gia tăng cao hơn và đảm bảo việc giữ vững thị trường ổn định lâu dài. Nhu cầu về cao su thiên nhiên có chứng chỉ bền vững ngày càng được mở rộng. Điều này đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp cao su thiên nhiên của Việt Nam cũng phải nỗ lực thay đổi theo hướng phát triển bền vững, để duy trì thị phần lâu dài và ổn định trong bối cảnh giá cao su luôn ở mức thấp trong nhiều năm qua. Đặc biệt, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng sản phẩm có các chứng chỉ phát triển bền vững nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trên thị thường quốc tế”.
TUỆ LINH
Related posts:
- Thi đua từ những đường cạo
- VRG có 18 công ty trong Top 100 Doanh nghiệp bền vững năm 2023
- “Cần chung sức, đồng lòng, phát huy trí tuệ để vượt qua thách thức”
- Đam mê nghiên cứu, sáng tạo
- Phát huy sức mạnh đoàn kết và truyền thống, gắn bó nghĩa tình, chung sức, chung lòng vượt qua mọi kh...
- Đua với thời gian
- 55 năm ngã ba Đồng Lộc - Nơi trái tim cả nước hướng về ...
- VRG Khải Hoàn nâng công suất nhà máy lên 5 tỷ chiếc/năm
- Hăng hái ra quân đầu năm
- “Chứng nhận phát triển bền vững nâng cao vị thế thương hiệu sản phẩm”