CSVN – Công ty CP VRG Khải Hoàn là đơn vị sản xuất găng tay y tế có công suất lớn nhất Việt Nam với thương hiệu Vglove – hiện đã kín đơn hàng trong năm 2021 và chốt toàn bộ sản lượng năm 2022. Hầu hết hàng chủ yếu xuất sang các nước Mỹ, châu Âu, Nhật và phần còn lại phục vụ cho thị trường nội địa.
Đưa thêm nhà máy găng tay y tế hoạt động vào tháng 10/2021
Dịch bệnh Covid – 19 đã làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng đối với nhiều sản phẩm bảo vệ cá nhân, như khẩu trang, găng tay y tế, dung dịch nước rửa tay… Ông Dương Duy Phú – TGĐ VRG Khải Hoàn dự báo ít nhất trong 5 năm tới, nhu cầu về găng tay y tế vẫn sẽ ở mức cao. Để tận dụng thời cơ này, VRG Khải Hoàn đã xây dựng thêm một nhà máy sản xuất, nâng công suất lên mức 5 tỷ chiếc/năm, gấp đôi công suất hiện tại. Nhà máy sẽ đi vào hoạt động tháng 10/2021. Hiện, công ty đã nhận kín đơn hàng cho năm 2021 và cả năm 2022.
Ngoài nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng thông thường, nhiều nước có kế hoạch tăng cường dự trữ quốc gia đối với mặt hàng găng tay y tế. Đây là cơ hội của công ty để tiếp tục tăng trưởng giai đoạn hậu dịch bệnh.
Thống kê chỉ số hoạt động của VRG Khải Hoàn cho thấy, doanh thu năm 2020 tăng mạnh hơn gấp 2 lần, từ mức 884 tỷ lên 1.800 tỷ đồng. Thậm chí, lợi nhuận hơn 500 tỷ đồng, trong khi các năm liền trước đều đặn thu về chỉ 1 tỷ đồng/năm. Công ty không chỉ ghi nhận lãi lớn từ năm 2020, hiệu suất kinh doanh cũng được cải thiện đáng kể, từ mức sinh lời chỉ 1 con số đã tăng lên hàng chục % trên tổng doanh thu, biên lãi gộp từ mức 5% (năm 2019) lên hơn 32% (năm 2020).
“Trước nhu cầu tăng đột biến của thị trường hiện nay, nhà máy hoạt động 100% công suất. Thậm chí, công ty phải từ chối nhiều đơn hàng. Hiện 30% sản phẩm Vglove phục vụ thị trường nội địa, trong đó có nhiều đơn hàng ưu đãi cho các bệnh viện; 70% còn lại chủ yếu xuất đi các thị trường như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, New Zealand…” – ông Phú, chia sẻ.
Chăm lo tốt đời sống NLĐ
Kết quả 8 tháng đầu năm 2021, VRG Khải Hoàn có tổng doanh thu 1.805 tỷ đồng, cao hơn 19% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận trước thuế 839 tỷ đồng, cao hơn 756% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 681 tỷ đồng, cao hơn 657% so với cùng kỳ. Chăm lo tốt cho 1.244 lao động, tiền lương bình quân 9 tháng đầu năm 2021 trên 10 triệu đồng/người/tháng. Công ty tích cực ủng hộ các hoạt động an sinh xã hội tại địa phương và quỹ phòng, chống dịch bệnh Covid – 19 ở các cấp.
Công ty bắt đầu tổ chức sản xuất “3 tại chỗ” từ ngày 18/7 và đã chi hỗ trợ tiền lương cho NLĐ “3 tại chỗ” tháng 7 là 81.000 đồng/ngày công và tháng 8 là 144.500 đồng/ngày công. NLĐ do điều kiện không thể làm việc “3 tại chỗ”, công ty hỗ trợ tiền lương 3,76 triệu đồng/người/tháng.
Ông Ngô Minh Lợi – Chủ tịch Công đoàn công ty chia sẻ: “Công đoàn đã hỗ trợ 10 NLĐ bị F1 (1,5 triệu đồng/người). Hỗ trợ 10 NLĐ cách ly tại nhà (500.000 đồng/người) và 20 NLĐ có hoàn cảnh khó khăn trước tình hình dịch (1 triệu đồng/người). Ngoài ra, từ khi sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”, Công đoàn công ty hỗ trợ phát cơm 3 buổi sáng, trưa, chiều cho NLĐ. Công đoàn cũng đã chi cho 673 NLĐ thực hiện “3 tại chỗ” mỗi người 1 triệu đồng. Bên cạnh đó, các hoạt động chăm lo cho NLĐ luôn được duy trì, như khen thưởng 185 con NLĐ có thành tích trong học tập năm học 2020 – 2021 với tổng số tiền 45 triệu đồng. Nhân dịp Tết Trung thu, Công đoàn tặng bánh Trung thu cho NLĐ, với tổng số tiền 155 triệu đồng…”.
TRẦN HUỲNH
Related posts:
- Tinh thần Phú Riềng Đỏ sáng mãi
- Các đơn vị thuộc VRG tại Campuchia quyết tâm hoàn thành vượt cao nhất kế hoạch năm 2023
- Cơ hội cho cao su mở rộng thị trường
- Sức sống cây cao su trên dải đất Bắc Trung bộ (kỳ 2)
- Nông trường Nhà Nai, Cao su Phước Hòa: Vượt khó về đích sớm
- Bà Lý Thiện Nữ tái đắc cử Chủ tịch Công đoàn Cao su Dầu Tiếng
- Hiệu quả từ mô hình xen canh tại cao su Quảng Trị
- Cao su Lai Châu: Đối thoại với người dân góp đất trồng cao su trên địa bàn huyện Sìn Hồ
- Tranh suất về Dầu Tiếng!
- Khoa học công nghệ - "Đòn bẩy" giúp ngành cao su phát triển bền vững