Đó là quan điểm của ông Nguyễn Văn Ất – Phó trưởng Phòng Bảo hộ Lao động, Tổng LĐLĐ VN, trong cuộc trao đổi với Tạp chí Cao su. Ông Ất cho biết, công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng với hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, các đơn vị SXKD sản phẩm mủ cao su thiên nhiên, cần phải xem trọng công tác ATVSLĐ.
– Ông đánh giá như thế nào về công tác ATVSLĐ trong Ngành Cao su?
Tôi có may mắn hai lần làm giám khảo Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi của VRG vào năm 2010 và 2014. Ngoài ra, bản thân đã có hơn 10 năm theo dõi công tác ATVSLĐ trong Ngành Cao su. Có thể khẳng định, 10 năm gần đây, cao su phát triển, thị trường mở rộng, sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn, Ngành Cao su có điều kiện hơn để quan tâm công tác ATVSLĐ. Tôi đánh giá cao công tác này của ngành ở 3 điểm: Thứ nhất, CNLĐ trước khi làm việc hay trong quá sản xuất hằng năm đều được tập huấn về ATVSLĐ. Thứ hai, những trang thiết bị tối thiểu cho công tác ATVSLĐ đều được các đơn vị đáp ứng cho NLĐ. Thứ ba, bồi dưỡng bằng hiện vật cho những người làm công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật được các đơn vị thực hiện nghiêm túc. Và nhất là, trong nhiều năm qua, ngành không xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng.
Qua Hội thi “An toàn vệ sinh viên giỏi” VRG lần III năm 2014, vào ngày 14 và 15/4, tại Tp.Vũng Tàu, tôi thấy được ngay các đơn vị có quan tâm đến công tác ATVSLĐ thì thể hiện đúng được trình độ của thí sinh tại Hội thi. Khi chúng tôi hỏi nhiều thí sinh thì họ nói rất chính xác công việc tại cơ sở ra làm sao, những tình huống từng gặp. Điều này chứng tỏ người thật, việc thật chứ không chỉ được trang bị lý thuyết suông. Tuy nhiên, có điều tôi băn khoăn, Hội thi hầu như vắng bóng những đội khối sản xuất công nghiệp.
– Hiện VRG có trên 3.700 an toàn vệ sinh viên, để phát huy sức mạnh của lực lượng này, cần thực hiện việc gì, thưa ông?Toàn VRG có khoảng 130.000 CB.CNVC-LĐ, đó là chưa kể có rất nhiều lao động phụ giúp đi theo. Đặc thù của CN cao su thường có lao động phụ là những người thân trong gia đình đi kèm phụ giúp trong quá trình làm việc. Tôi đặc biệt quan tâm công tác ATVSLĐ với nhóm đối tượng này. Bên cạnh 3.700 an toàn vệ sinh viên – lực lượng nòng cốt làm công tác ATVSLĐ tại các đơn vị. Mỗi CN cao su cũng phải tăng cường tuyên truyền, vận động, chỉ bảo, phổ biến an toàn lao động để lao động phụ hiểu, phòng ngừa tai nạn và tự bảo vệ mình, khi họ chưa có điều kiện được tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ. Đối với cơ sở sản xuất công nghiệp, phải thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, xây dựng quy trình vận hành máy móc an toàn. Đồng thời, thường xuyên tập huấn, huấn luyện, xây dựng quy trình, biện pháp đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ.
– Xin cám ơn ông!Phan Thắng (thực hiện)
Related posts:
- Thu nhập Gỗ Thuận An 6,2 triệu đồng/người/tháng
- Hiến kế giữ chân người lao động
- Hướng dẫn xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Công đoàn
- VRG Khải Hoàn đối thoại cùng người lao động
- Trao nhà “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên Cao su Bà Rịa
- Công đoàn động viên, tặng quà 7 đơn vị trên địa bàn Tây Nguyên
- Cao su Mang Yang: Nỗ lực chăm lo người lao động trong tháng công nhân
- Tuyên dương 50 tập thể, 79 cá nhân điển hình học và làm theo Bác
- Vai trò Công đoàn trong cổ phần hóa: Cần năng động hơn
- 11 thí sinh tham gia Hội thi Chủ tịch Công đoàn giỏi Cao su Chư Sê