CSVNO – Trong các ngày 7 – 8 và 9/3, lần lượt các Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi; Quảng Nam và Nam Giang – Quảng Nam đã tổ chức Hội nghị Người lao động và Tổng kết hoạt động SXKD năm 2015. Phó TGĐ VRG Lê Xuân Hòe đến dự chỉ đạo hội nghị.
Đối với Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Ngãi, năm 2015 tình hình SXKD gặp nhiều khó khăn. Sản lượng mủ cao su khai thác chưa được nhiều, công tác phát triển trồng mới và tái canh cao su không đáng kể; tình hình giải quyết đất đai tại xã Bình Khương và Bình Nguyên chưa được dứt điểm nên không có diện tích tái canh; lao động ngày càng khan hiếm, việc cạnh tranh lao động với các khu công nghiệp làm thiếu hụt lao động khai thác mủ.
Tính đến cuối năm 2015, công ty có tổng diện tích 1.025 ha cao su. Trong đó, diện tích trồng mới 15 ha; diện tích KTCB 608 ha; cao su kinh doanh 402 ha. Năm 2015, công ty khai thác được hơn 250 tấn mủ qui khô, đạt kế hoạch đề ra, không có sản phẩm tồn kho. Năm qua, lao động bình quân trong kỳ khoảng 311 người, thu nhập bình quân gần 3,2 triệu đồng/người/tháng.
Đại diện lãnh đạo CTCS Quảng Ngãi, cho biết năm 2016, sẽ TCTM 90 ha (trong đó trồng mới 70 ha); chăm sóc KTCB 551 ha; khai thác 474 ha, sản lượng khai thác 330 tấn; doanh thu mủ cao su hơn 8,4 tỷ đồng; tiền lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.
“Trong điều kiện giá mủ còn diễn biến phức tạp, để đạt kế hoạch năm 2016, công ty sẽ rà soát lại toàn bộ chi phí SXKD, tinh giảm một số lao động để phù hợp với quy mô sản xuất, cắt giảm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, quản lý chặt chẽ và sử dụng tối đa hiệu quả đất đai đã được giao hoặc cho thuê; cải tiến việc quản lý đất đai, công tác bảo vệ thực vật, quản lý giống… một cách đồng bộ và hiệu quả”, lãnh đạo công ty nêu giải pháp.
Tại Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam, để ứng phó khó khăn, ngay từ đầu năm, công ty đã kiện toàn và tinh giảm bộ máy gián tiếp ở các nông trường, xí nghiệp và phòng, ban. Hiện nay, đội ngũ gián tiếp còn 263 người – chiếm 11%, giảm 2% so với năm 2014.
Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiết giảm suất đầu tư được công ty nghiêm túc thực hiện và đạt kết quả ấn tượng. Với các giải pháp như sửa đổi Quy chế chi tiêu nội bộ một số nội dung: khoán tiền điện thoại; tiền công tác phí; giao khoán lại chi phí quản lý hàng tháng cho các đơn vị ….
Kết quả, năm 2015 tiết giảm đầu tư về phân bón giảm hơn 507 tấn, tương ứng với số tiền gần 5 tỷ đồng; về nhân công giảm 101.695 công, tương ứng hơn 12 tỷ đồng; tiết giảm chi phí vận chuyển mủ nước về nhà máy kết hợp vận chuyển mủ bèo, mủ đông, giảm tiền trực mủ hơn 156 triệu đồng so với năm 2014; khoán lại cự ly vận chuyển mủ xa từ nơi khai thác về nhà kho và điểm tập kết mủ giảm 477 triệu đồng. Ngoài ra, công ty còn cắt giảm khâu trang bị vật tư không cần thiết, tận dụng và nâng thời hạn sử dụng vật tư.
Năm 2015, với 1.791 ha cao su kinh doanh, công ty khai thác được 2.460 tấn, đạt 100% KH (tăng 134 tấn so năm 2014); TCTM 169 ha; chăm sóc tốt 3.855 ha cao su KTCB; chế biến và tiêu thụ 2.460 tấn; tổng doanh thu hơn 67 tỷ đồng; tiền lương bình quân hơn 2,2 triệu đồng/người/tháng. Đặc biệt, có công nhân khai thác có mức lương bình quân cao nhất là Nguyễn Văn Sự – Nông trường Đức Phú trên 11,8 triệu đồng/tháng.
Năm 2016, công ty quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu và nhiệm vụ chủ yếu: khai thác 2.800 tấn mủ; trồng mới 300 ha; chăm sóc cao su KTCB 3.883 ha; thu mua cao su tiểu điền 12 tấn; giá thành bình quân 25 triệu/tấn; giá bán bình quân 25,5 triệu đồng/tấn; tổng doanh thu hơn 71 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 1,4 tỷ đồng.
2015 là năm đầu tiên Công ty TNHH MTV Cao su Nam Giang – Quảng Nam có vườn cây đưa vào khai thác. Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ công ty lần thứ II. Đến cuối năm 2015, công ty đã phát triển được 4.571 ha; trong đó diện tích cao su KTCB là 4.553 ha; trồng mới trong năm 18 ha.
Thực hiện chủ trương tiết giảm suất đầu tư, công ty quyết liệt chỉ đạo tập trung cho việc tiết giảm. Những chi phí không cần thiết phải giảm nhằm đảm bảo sản xuất có hiệu quả. Công ty tiết giảm được vốn đầu tư, riêng vườn cây trồng năm 2008 đến năm 2016 khi đưa vào khai thác thì suất đầu tư nông nghiệp bình quân còn hơn 86 triệu đồng/ha.
Năm 2015, thu nhập bình quân của toàn thể CB.CNV-LĐ công ty gần 2,2 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh thu nhập trên, công nhân và hộ nhận khoán đã sử dụng diện tích đất giữa 2 hàng cao su để trồng xen các cây nông nghiệp ngắn ngày như lúa, đậu, bắp, dứa … tăng thêm thu nhập. Đặc biệt, tại một số thôn ở xã ANông, Lăng thuộc NTCS Tây Giang, công nhân và hộ nhận khoán trồng xen cây hoa màu giữa 2 hàng cao su thu nhập thêm trên 10 triệu đồng/ha.
Năm 2016, công ty chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết để đưa 413 ha cao su vào khai thác với sản lượng quy khô đạt 240 tấn, doanh thu khoản 6 tỷ đồng. Quản lý chăm sóc tốt 4.157 ha cao su KTCB, đảm bảo mật độ cây trồng và sinh trưởng đúng theo quy trình kỹ thuật.
Bài, ảnh: Bình Nguyên
Related posts:
- Cao su Chư Sê: Trao tặng 150 bộ mùng, mền phòng chống dịch Covid -19
- Tiếp tục điều chỉnh suất đầu tư trong năm 2016
- Cao su Chư Prông: Tổ chức hội thảo Quản lý rừng bền vững
- Binh đoàn 15 gặp mặt báo chí dịp kỷ niệm 34 năm ngày thành lập
- Cao su Chư Sê: Thưởng "nóng" 2 nông trường về đích sớm
- CTCP cao su Phước Hòa thu mua gần 20.000 tấn mủ trong năm 2018
- Cao su Mang Yang thăm và tặng quà mẹ Việt Nam Anh hùng
- VRG đặt mục tiêu tăng trưởng 18%/năm giai đoạn 2016-2020
- Công ty CPCS Sa Thầy ký quy chế phối hợp với Công an huyện Ia H’Drai
- Bầu 3 đồng chí vào Chi ủy Chi bộ Ban lãnh đạo VRG