CSVN Xuân – Được thành lập từ năm 2007, đến nay công ty đã định hình được vườn cây với quy mô trên 5.123 ha, trong đó đã có hơn 171 ha đi vào khai thác, giải quyết việc làm cho 639 lao động với mức lương ổn định từ 3,5 – 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Công ty có 345 lao động là người dân tộc thiểu số, chiếm 53%. Với hầu hết lao động đến từ khắp miền đất nước, ông Trương Minh Tiến, Giám đốc công ty cho biết: “Công ty luôn mong muốn cho đời sống người công nhân (CN) được cải thiện, những người vào vùng đất này làm CN cao su đều là những người có hoàn cảnh, cuộc sống khó khăn nơi quê nhà. Do vậy công ty chúng tôi lúc nào cũng tạo mọi điều kiện tốt nhất để người dân có thể định cư ổn định cuộc sống. CN nào có nhu cầu phát triển thêm kinh tế phụ, công ty sẵn sàng hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật để họ có thể tăng thêm thu nhập, nhanh chóng thoát nghèo”.
Trước tình hình một số định mức, suất đầu tư và đơn giá ngày công giảm, thu nhập của NLĐ thấp so với các năm trước, tâm lý một số người có phần dao động. Nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, kết hợp điều hành SXKD nhạy bén, cùng với giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ, nên đa số CN an tâm lao động sản xuất, gắn bó với vườn cây, với đơn vị. Do vậy, đến ngày 28/11/2015 công ty đã hoàn thành sản lượng khai thác 150 tấn mủ quy khô đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch. Kết thúc năm 2015 công ty sẽ đạt mức sản lượng khai thác 172 tấn, đạt 114% kế hoạch đề ra.
Chị Võ Thị Đào, Nông trường II chia sẻ: Ở quê em làm đủ thứ nghề nhưng cuộc sống vẫn khó khăn. Nay đến công ty làm CN cao su cuộc sống gia đình em đã được thay đổi rất nhiều. Công ty đã tạo nhiều điều kiện cho vợ chồng em làm ăn, ngoài công việc chính là CN, công ty còn cấp đất, hỗ trợ tiền để làm nhà, bên cạnh đó còn hỗ trợ và động viên vợ chồng em trồng thêm các loại cây hoa màu khác trên lô cao su như bắp, đậu tương, đậu phụng…”.
Nhiều gia đình CN đã chọn nơi đây là quê hương thứ 2, quyết gắn bó một lòng với nghiệp cao su bởi công ty luôn quan tâm đến đời sống từng NLĐ, tạo mọi điều kiện để gia đình ổn định cuộc sống thông qua nhiều biện pháp như hỗ trợ làm nhà, tạo điều kiện để phát triển kinh tế gia đình trên những lô cao su mới trồng. Ngoài ra, công ty còn xây dựng hệ thống nhà trẻ để người CN yên tâm làm việc. Cùng với đó, công ty đã xây dựng một trung tâm y tế với một bác sỹ, nhiều cán bộ y tế có trình độ chuyên môn sẵn sàng khám và điều trị một số bệnh cơ bản…Chính vì thế, người CN ở đây thật sự yên tâm, yêu nghề và gắn bó với đơn vị.
Bài, ảnh: Văn Vĩnh
Related posts:
- VRG đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội Campuchia
- Giảm suất đầu tư: Khó nhưng tiếp tục làm
- Cao su Điện Biên: Chi trả gần 1,2 tỷ đồng tiền mủ cao su cho người dân góp đất
- Cao su Krông Buk Ratanakiri: Đ/c Trần Ngọc Lành giữ chức Bí thư Chi bộ
- Tạp chí Cao su Việt Nam liên tục đổi mới để đáp ứng nhu cầu của bạn đọc
- Cần phát huy tiềm năng chế biến gỗ cao su tại Tây Nguyên
- Phát huy hơn nữa vai trò cơ quan đầu não VRG
- Các công ty cao su Tây Nguyên vượt 9% tiến độ khai thác
- Ngành gỗ thêm một mùa xuân vui
- Thành lập Ban chỉ đạo Phát triển cao su tại các vùng