CSVNO – Sáng ngày 30/3, VRG và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo khoa học Lịch sử Cao su Việt Nam 1929 – 2019, để góp ý nâng cao chất lượng bản thảo lần 1 sách Lịch sử ngành Cao su Việt Nam.
Tham dự hội thảo, về phía lãnh đạo Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có PGS. TS Nguyễn Duy Bắc- Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện. PGS.TS Nguyễn Danh Tiên – Viện trưởng viện Lịch sử Đảng. Các đồng chí thuộc Viện lịch sử Đảng, Thanh tra học viện, Viện văn hóa và phát triển, Văn phòng học viện và Đại học sư Phạm Hà Nội.
Về phía VRG, có lãnh đạo Tập đoàn, các đồng chí nguyên ủy viên HĐQT, Thành viên HĐTV, Ban TGĐ Tập đoàn qua các thời kỳ, các đồng chí trong BTV Đảng ủy, HĐQT, Ban TGĐ, Ban Kiểm soát, BTV Công đoàn Cao su Việt Nam, Trưởng, phó các ban của Tập đoàn, lãnh đạo các đơn vị Miền Đông Nam Bộ.
Với mục đích phản ánh chân thực lịch sử phát triển, khẳng định những thành tựu và đóng góp của ngành Cao su Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước, VRG và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc phối hợp biên soạn sách Lịch sử ngành Cao su Việt Nam giai đoạn năm 1929 – 2019. Sau 5 tháng triển khai, đến nay bản thảo lần thứ nhất công trình Lịch sử ngành Cao su Việt Nam giai đoạn 1929 – 2019 đã cơ bản hoàn thành và được tổng hợp thành 2 tập.
Công trình “Lịch sử ngành Cao su Việt Nam, tập I (1929 -1975)” gồm 5 chương: Chương I (Sự ra đời của Ngành Cao su Việt Nam). Chương II (Ngành Cao su ở Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc 1930-1945). Chương III (Ngành Cao su Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945-1954). Chương IV (Ngành Cao su trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1965). Chương V (Ngành Cao su trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 – 1975).
Công trình “Lịch sử ngành Cao su Việt Nam, tập II (1975-2019)”gồm 5 chương: Chương I (Ngành Cao su Việt Nam trong những năm đầu cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1975-1985). Chương II (Ngành Cao su Việt Nam trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới 1986-1995). Chương III (Ngành Cao su Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1996 – 2005). Chương IV (Ngành Cao su Việt Nam tiếp tục đổi mới toàn diện theo hướng hội nhập và phát triển bền vững 2006-2019). Chương V (Định hướng và phát triển củaNgành Cao su Việt Nam đến năm 2030).
Tại hội thảo, đ/c Nguyễn Duy Bắc – Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện đã phát biểu Đề dẫn Hội thảo và đ/c Nguyễn Danh Tiên – Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng đã báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu, biên soạn Lịch sử ngành Cao su Việt Nam 1929 – 2019. Các đại biểu đã thảo luận, góp ý kiến để góp ý nâng cao chất lượng bản thảo lần 1 sách Lịch sử ngành Cao su Việt Nam.
TRẦN HUỲNH – Ảnh:BẢO KHÁNH
Related posts:
- Sản xuất nông nghiệp những tháng cuối năm 2021: Linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế
- VRG tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 12
- Giao kế hoạch khai thác 250.000 tấn mủ cao su
- Cao su Lai Châu II: Nhiều giải pháp phấn đấu khai thác 3.750 tấn mủ
- Đ/c Trần Công Kha đắc cử Bí thư Đảng ủy VRG
- Cao su Phước Hòa – Kampong Thom sôi nổi hội thao kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam
- Cao su Đồng Nai: Ra quân sớm, hứa hẹn sản lượng vượt
- Rút ngắn thời gian thẩm định công nhận doanh nghiệp ưu tiên
- Nông trường K’dang giành Giải nhất Hội thi Bàn tay vàng thu hoạch mủ Cao su Mang Yang
- Cao su Sa Thầy: Tổ chức 4 lớp tập huấn an toàn vệ sinh lao động