CSVN – Thực hiện chủ trương nâng cao hiệu quả sử dụng đất của lãnh đạo VRG, hiện nay một số CTCS ở miền Trung đang tích cực vào cuộc.
Ông Phạm Vui – Phó TGĐ Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Nam, cho biết vừa qua công ty đã mời cán bộ Viện Dược liệu (Bộ Y tế) về khảo sát đất tại 3 nông trường trực thuộc công ty để trồng cây dược liệu.
Sau khi có kết quả khảo sát, nếu phù hợp sẽ trồng một số loại cây dược liệu như mật nhân, ba kích, đinh lăng… trên diện tích vườn cây đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Đây là những loại cây dược liệu có giá trị kinh tế cao, phù hợp vùng đất miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam. “Viện Dược liệu giúp công ty trong việc khảo sát đất, tư vấn trồng loại cây phù hợp, nguồn giống cũng như hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm”, ông Vui cho hay.
Nhiều năm qua, để tăng thu nhập cho công nhân lao động, diện tích cao su trong thời kỳ KTCB, được công ty khuyến khích công nhân trồng xen canh để tăng thêm thu nhập. CTCS Quảng Nam còn hỗ trợ cây giống, hướng dẫn kỹ thuật.
Tại CTCS Nam Giang – Quảng Nam, diện tích trồng xen canh nhiều nhất tập trung ở NT Chà Val và Tây Giang. Theo ông Trần Minh Hùng – Phó TGĐ công ty, thu nhập từ xen canh cây ngắn ngày như bắp, đậu, lúa, dứa… giúp tăng thêm cho công nhân, hộ nhận khoán khoảng từ 20 đến 25 triệu đồng/năm.
Anh Nguyễn Hồng Út, người đồng bào dân tộc Ca Dong – công nhân NTCS Trà My, cho biết bên cạnh thu nhập từ lương, gia đình anh còn trồng xen canh cây bắp, đậu trên vườn cao su cho thu nhập hơn 10 triệu đồng/ha.
Ông Trần Minh Hùng thông tin thêm, hiện nay NT Tâ y Giang đang phối hợp cùng huyện Tây Giang khảo sát đất để trồng cây dược liệu la ba kích. Tại xa Lăng, huyện Tây Giang người dân đã nhân giống và trồng thành công cây ba kích với hiệu quả kinh tế cao.
“Từ hiệu quả kinh tế của cây ba kích, lãnh đạo huyện Tây Giang xác định ba kích không chỉ là cây thuốc quý mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho địa phương. Huyện không chỉ khuyến khích mà còn cung cấp giống miễn phí cho người dân để nhân rộng”, ông Bríu Hùng – Phó Chủ tịch UBND xã Lăng cho biết.
Theo tính toán của người dân địa phương, trồng 1ha cây ba kích tím trong thời gian 3 năm cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng. Bình quân 1 ha trồng được 10.000 cây ba kích tím, thời gian sinh trưởng trong vòng 3 năm, cho thu hoạch khoảng 5 cây cho 1 kg củ. Tính bình quân sẽ thu hoạch được 2 tấn, với giá bán 500.000 đồng/kg, sẽ cho thu nhập 1 tỷ đồng.
Bình Nguyên
Related posts:
- Cao su tự nhiên trong thế giới không phát thải: Thách thức và cơ hội
- Cao su Ea H'Leo: Khó chuyển chế độ cạo do lao động một lòng bám trụ
- Ông Nguyễn Ngọc Thạch giữ chức Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Công an tỉnh và Cao su Quảng Nam: Phối hợp xử lý hơn 100 vụ việc an ninh trật tự
- TGĐ Trần Ngọc Thuận chúc mừng Ngày Doanh nhân VN 13/10
- Cao su Bình Thuận nỗ lực vượt khó, chăm to tốt đời sống người lao động
- TCT cao su Đồng Nai: 10 cá nhân được tuyên dương người tốt, việc tốt
- Tiếp thu góp ý Luật trồng trọt
- Cao su tại Campuchia: Chứng minh hiệu quả kinh tế bước đầu
- Luyện tay nghề giúp Cao su Tây Ninh giữ năng suất cao