Cân nhắc trồng xen cà phê

CSVN – Thực hiện chủ trương trồng xen canh các loại cây trồng khác để tăng tính hiệu quả sử dụng đất của VRG, trong mùa tái canh trồng mới năm nay, các CTCS trên địa bàn Tây Nguyên, nhất là các đơn vị tại Gia Lai đang bắt đầu xem xét triển khai trồng cà phê trên một diện tích nhỏ phù hợp với điều kiện nguồn nước, cao trình…

>> Trồng xen canh thu nhập 10 triệu đồng/ha

>> Trồng xen canh cây gì để tăng hiệu quả sử dụng đất?

Công nhân khai thác cao su trong vườn cao su trồng xen canh cà phê tại Công ty TNHH MTV CS Krông Buk
Công nhân khai thác cao su trong vườn cao su trồng xen canh cà phê tại Công ty TNHH MTV CS Krông Buk

Hiện nay Tây Nguyên đang vào mùa khô hạn nên việc trồng xen cà phê đang được các công ty tính toán cẩn trọng. Theo thông tin chúng tôi ghi nhận được, mùa tái canh năm 2015, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê là đơn vị có diện tích trồng xen canh nhiều nhất với 120 ha tại Nông trường Ia Tiêm. Đây là đơn vị có điều kiện và thổ nhưỡng khắc nghiệt đối với sự phát triển của cây cao su, bởi cao trình hầu hết đều trên 700m so với mực nước biển. Tuy vậy diện tích cao su trải rộng trên lòng hồ thủy lợi của huyện Chư Sê, nên sẽ thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê.

Theo Giám đốc Nông trường Ia Tiêm Lân Văn Hưng thì: “Theo lộ trình, nông trường sẽ thanh lý toàn bộ diện tích 1.336 ha từ nay đến 2019. Nhưng chỉ khoảng 1/3 diện tích này có thể tiến hành trồng xen cà phê. Trước mắt năm 2015 nông trường sẽ tái canh 120 ha cao su giống mới, năng suất và chất lượng hơn. Việc trồng cà phê trong cao su hiện Công ty đã tiến hành thành lập công ty cổ phần, trong thời gian tới đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm phát triển cà phê trong diện tích cao su của Công ty Chư Sê”.

Cùng với Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê, các đơn vị khác trên địa bàn cũng đang bắt đầu tiến hành khảo sát và trồng xen vào những diện tích sẽ tái canh trong năm. Tuy nhiên hầu như đều gặp khó khăn do bị vướng vào nguồn nước. Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang là đơn vị có diện tích tái canh trong năm lớn. Nhưng để chọn ra diện tích trồng cà phê thì cũng chỉ được khoảng 50 ha là phù hợp với điều kiện nguồn nước.

[stextbox id=”stb_style_259398″ caption=”Sản xuất nông nghiệp theo hướng khoa học, hiện đại”]

Để phát huy tối đa lợi ích của quỹ đất mà Tập đoàn hiện đang sở hữu, đồng thời kiểm soát tối ưu giá thành sản xuất, VRG yêu cầu các đơn vị tập trung nghiên cứu có giải pháp phù hợp nâng cao năng suất lao động, quyết liệt thực hiện tiết giảm tối đan chi phí giá thành sản xuất, kiểm soát đầu tư nông nghiệp theo chỉ đạo của VRG ngay từ giai đoạn đầu KTCB.

Lãnh đạo VRG yêu cầu Ban Quản lý Kỹ thuật và Ban Kế hoạch Đầu tư tập trung nghiên cứu, đề xuất các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng khoa học, hiện đại. Đặc biệt là tham mưu các giải pháp kỹ
thuật xen canh lâu dài các loại cây trồng phù hợp trên cùng 1 diện tích cao su nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất của VRG, nhất là đối với khu vực Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.

Song song đó lãnh đạo VRG yêu cầu đề xuất giải pháp và lộ trình tiết giảm khoảng 30% chi phí suất đầu tư trở lên so với mặt bằng suất đầu tư hiện nay, áp dụng cụ thể cho các khu vực vùng miền.

P.V

[/stextbox]

Năng suất của Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang chỉ ở mức 1 – 1,1 ha/tấn. Chính vì thế áp lực buộc công ty phải quyết liệt trong vấn đề tính toán hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên đây cũng là việc hết sức khó khăn bởi sau thanh lý, đất đã bạc màu, hơn nữa phần lớn đều nằm ở “cổng trời” – cao trình rất cao so mặt nước biển nên rất khó để tìm ra một loại cây phù hợp hơn cây cao su trên diện tích rộng.

Tương tự, hầu hết diện tích cao su của Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh đều nằm trên địa bàn xa nước và không thuận lợi để trồng xen một số cây trồng khác. Do vậy, theo ông Phạm Đình Luyến – Phó TGĐ công ty, năm 2015 công ty cũng có những diện tích đến thời kỳ tái canh, kết hợp với chủ trương của VRG nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất, công ty đã cho khảo sát và tiến hành nghiên cứu để trồng cà phê. Tuy nhiên số diện tích tái canh trong năm có thể tiến hành trồng xen cà phê chỉ đạt từ 20 – 30 ha tại Nông trường Ia Phú.

Bài, ảnh: Gia Linh

3 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Lương Khanh Tuấn
8 years ago

Trồng cà phê xen trong cao su vừa qua đã thành công tại Công ty TNHH MTV Cao su Krông Buk. Tại đây điều kiện thổ nhưỡng phù hợp với cây cà phê hơn. Còn các khu vực khác của Tây Nguyên cũng nên cân nhắc xem có phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu không, nhất là nước tưới vào mùa khô hạn.

Tuấn Tú
8 years ago

Cao su Mang Yang nằm trên vùng cổng trời có độ cao lớn, cao su sinh trưởng phát triển ì ạch, vậy mà giờ muốn trồng cà phê cũng không xong. Buồn nhỉ.

Tạ Thu Lành
8 years ago

Theo ý tôi nếu không trồng xen được thì mỗi công ty nên lập dự án riêng, chọn vùng đất nào đó phù hợp mà trồng cà phê để tăng doanh thu, lợi nhuận khi giá cao su giảm, như Công ty Krông Buk năm vừa qua nhờ cà phê đã “cứu” cao su rất nhiều.