CSVN – Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đến nay các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum) không còn mở rộng diện tích cây cao su mà chỉ chú trọng đầu tư chăm sóc, thâm canh tăng năng suất, sản lượng mủ cao su để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo thống kê, các tỉnh Tây Nguyên hiện có tổng diện tích cao su trên 251.348 ha, trong đó có 139.115 ha cao su đã đưa vào kinh doanh khai thác mủ; đồng thời có 220 dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt và đất lâm nghiệp sang trồng 73.131 ha cao su.
Từ năm 2016 trở lại đây, các tỉnh Tây Nguyên thực hiện nghiêm việc đóng cửa rừng, không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác cũng như không chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp dài ngày nói chung, cây cao su nói riêng.
T.N
Related posts:
- Cao su Chư Păh gặp gỡ đối thoại với công nhân
- Khai giảng lớp Cao đẳng nghề Công nghệ sản xuất sản phẩm từ cao su
- Trồng chuối cấy mô cho năng suất, lợi nhuận cao
- Trường thi Hội thi "Bàn tay vàng": Vườn cây đẹp, dễ di chuyển
- Khối thi đua nội bộ Cao su Phước Hòa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Đảng bộ Cao su Mang Yang: Nửa nhiệm kỳ phát triển được 110 Đảng viên
- NT Minh Hưng (Cao su Bình Long): 100% công nhân tay nghề khá, giỏi
- Bác Đỗ Mười với ngành cao su
- Công đoàn cơ quan Binh đoàn 15 tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028
- Giảm suất đầu tư - vấn đề sống còn của ngành cao su