Người lao động được mua cổ phần như thế nào?

CSVN – Ngày 14/3, Bộ Tài chính công bố một số nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định mới về chuyển doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) thành công ty cổ phần (CTCP). Một trong những điểm thu hút sự quan tâm chú ý là việc bán cổ phần cho người lao động (NLĐ) trong DN CPH.
Công tác tuyên truyền của tổ chức CĐ đối với NLĐ về cổ phần hóa đóng vai trò rất quan trọng. Trong ảnh: Chủ tịch CĐ Cao su VN Phan Mạnh Hùng trò chuyện với CN Cao su Dầu Tiếng. Ảnh: Việt Quang
Công tác tuyên truyền của tổ chức CĐ đối với NLĐ về cổ phần hóa đóng vai trò rất quan trọng. Trong ảnh: Chủ tịch CĐ Cao su VN Phan Mạnh Hùng trò chuyện với CN Cao su
Dầu Tiếng. Ảnh: Việt Quang

Thời gian qua, khi tiến hành CPH Công ty mẹ – Tập đoàn kinh tế, TCT Nhà nước bao gồm cả các Công ty TNHH MTV do Công ty mẹ sở hữu 100% vốn, NLĐ tại các công ty con chưa được hưởng chính sách mua CP ưu đãi tại các DN khác sẽ không được hưởng chính sách mua CP ưu đãi tại Công ty mẹ. Việc CPH Công ty mẹ không làm thay đổi loại hình DN tại các Công ty TNHH MTV, nhưng về bản chất có sự thay đổi về chủ sở hữu nên để đơn giản hóa thủ tục mà vẫn tạo thuận lợi cho NLĐ nắm giữ CP tại DN sau CP, dự thảo Nghị định điều chỉnh theo hướng NLĐ có tên trong danh sách thường xuyên của DN tại thời điểm xác định giá trị DN CPH (bao gồm cả NLĐ tại các công ty con do Công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ – DN cấp II – chưa được hưởng chính sách mua CP ưu đãi tại các DN khác) được mua tối đa 100 CP cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực Nhà nước.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định điều chỉnh theo hướng NLĐ được mua tối đa 100 CP cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực Nhà nước với giá bán bằng 60% giá trị một 1 CP tính theo mệnh giá (10.000 đồng/CP). Phần giá trị ưu đãi này được trừ vào vốn Nhà nước khi quyết toán và NLĐ phải bỏ tiền để thanh toán 60% giá trị một CP theo mệnh giá. Đặc biệt, trường hợp không có nhà đầu tư nào đăng ký mua CP thì thực hiện bán CP cho NLĐ và tổ chức CĐ trong DN theo phương án CPH đã duyệt, đồng thời thực hiện các thủ tục để chuyển DN sang CTCP. Số lượng CP chưa bán được sẽ được điều chỉnh lại vốn điều lệ, cơ cấu vốn điều lệ và thực hiện thoái vốn sau khi DN đã hoạt động dưới hình thức CTCP.

Thực tế những năm qua, do chế tài về chuyển đổi mô hình DNNN thành CTCP còn thiếu sự chặt chẽ nên đã xảy ra việc định giá tài sản thấp, NLĐ đã mua được ít CP trong DN lại phải bán “lúa non” dẫn đến CP trong công ty bị một nhóm lợi ích chi phối và giàu lên nhanh chóng. NLĐ thì ít được hưởng lợi từ quá trình CPH DNNN, còn Nhà nước lại bị thất thoát khối tài sản rất lớn. Do đó, việc Bộ Tài chính soạn thảo Nghị định mới về chuyển DNNN thành CTCP để trình Chính phủ xem xét, không chỉ tạo ra hành lang pháp lý để quản lý tài sản Nhà nước mà còn tạo ra sự công bằng cho NLĐ trong việc tiếp cận CP trong DN.

P.V