CSVN – Nâng cao chất lượng sản phẩm cao su tạo sự khác biệt và vượt trội, tạo thương hiệu riêng cho cao su của Tập đoàn là nhiệm vụ cấp thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Thúc đẩy tiến bộ và sự đồng đều về chất lượng sản phẩm
Định hướng phát triển bền vững của Tập đoàn hài hòa lợi ích Kinh tế – Môi trường – Xã hội, đạt được các chứng chỉ trong và ngoài nước như VFCS/PEFC/ FSC cho sản phẩm mủ cao su… là công việc cấp thiết cần phải thực hiện.
Trong thời gian qua, Ban Công nghiệp (CN) đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đem lại hiệu quả thiết thực. Xây dựng hệ thống quản lý vận hành có hiệu quả, đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO. Đã có 41/56 NMCB đạt ISO 9001, 27/56 đơn vị đạt ISO 14001, 24/28 phòng Quản lý chất lượng (QLCL) đạt ISO/ IEC 17025.
Ông Huỳnh Tấn Siêu – Trưởng Ban CN VRG, cho biết: Đáp ứng nhu cầu của chương trình phát triển bền vững, Ban CN VRG đã chỉ đạo nhiều giải pháp hướng đến 3 mục tiêu chính: Sản xuất sản phẩm cao su có chất lượng cao, ổn định, đồng đều, kiểm soát các chỉ tiêu chất lượng theo yêu cầu của khách hàng, với chi phí chế biến phù hợp. Phát triển sản phẩm cao su thương hiệu VRG đặc trưng về nhãn hiệu, vượt trội về chất lượng góp xây dựng thương hiệu cao su VRG của Tập đoàn thành thương hiệu mạnh. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện, đặc biệt hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng của các NMCB mới.
Xây dựng các tiêu chuẩn TCCS về yêu cầu chất lượng sản phẩm VRG, về quy trình công nghệ chế biến, yêu cầu kiểm soát chất lượng quá trình. Hiện tại, đã ban hành 2 tiêu chuẩn về yêu cầu chất lượng sản phẩm cao su thương hiệu VRG: TCCS 112; TCCS 104. 9 tiêu chuẩn về quy trình công nghệ chế biến sản phẩm cao su: TCCS: 101; 102; 103; 105; 107; 108; 109; 110; 113. 2 tiêu chuẩn về yêu cầu kiểm soát chất lượng quá trình: TCCS 106; 111.
Đẩy mạnh xây dựng Cao su VRG thành thương hiệu mạnh
Trong thời gian tới, Ban CN sẽ tích cực phối hợp với các Ban chuyên môn Tập đoàn và các đơn vị thành viên đánh giá nhu cầu thị trường, để định hướng cơ cấu sản phẩm phù hợp, có giải pháp nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu cao su thế giới.
Thúc đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm đồng bộ đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng, kiểm soát NMCB và Phòng QLCL. Phát triển sản phẩm cao su thương hiệu VRG cho tất cả các dòng sản phẩm cao su chủ lực của Tập đoàn như cao su RSS, ly tâm.
Hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến sản phẩm RSS nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn TCCS 104:2017. Nghiên cứu, có lộ trình phát triển các dòng sản phẩm mới cao cấp, thân thiện môi trường như nguyên liệu latex đạt chuẩn hữu cơ toàn cầu (Organic), sản phẩm ly tâm đạt tiêu chuẩn cao su hữu cơ toàn cầu (GOLS – Global Organic Latex Standard).
Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm cao su chế biến nhằm rút ngắn sự khác biệt chất lượng giữa các khu vực, ổn định chất lượng đối với sản phẩm cao su thương hiệu VRG cung cấp ra thị trường. Nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin vào hệ thống quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm toàn Tập đoàn đảm bảo quản lý minh bạch, cập nhật nhanh, có tính kết nối thông suốt quá trình.
TUỆ LINH
Related posts:
- Lãnh đạo VRG làm việc với Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Lào
- Cao su Chư Prông giữ vững vị trí số 1 toàn đoàn Hội thao khu vực I
- Tổng Giám đốc VRG Lê Thanh Hưng thăm và làm việc tại Campuchia
- Viên nén, mặt hàng tiềm năng của ngành chế biến gỗ
- Anh Trần Quốc Bình giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Tập đoàn
- Cao su Phú Thịnh nhất toàn đoàn Hội thao Khu vực III
- Thiếu tướng Trần Tử Bình và những đóng góp to lớn trong phong trào công nhân cao su
- Máy cạo mủ: Kiểm soát được dăm cạo sẽ hiệu quả
- Chặng đường thực hiện chiến lược phát triển bền vững: Bước đầu có kết quả tích cực
- Tự hào truyền thống 91 năm ngành cao su