CSVN – Ngày 2/6/1975, Công ty Quốc doanh Cao su Đông Nam bộ – tiền thân của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai – được thành lập, với nhiệm vụ: Tổ chức khôi phục lại sản xuất cao su, giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho công nhân cao su, tiến tới phát triển sản xuất, xây dựng vùng chuyên canh cao su Xã hội Chủ nghĩa.
Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, vô vàn khó khăn, nhưng thành quả mà Tổng Công ty (TCT) đã đạt được như ngày nay là to lớn và toàn diện. TCT đã được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu: Anh hùng LLVT; Anh hùng Lao động; Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Chiến công hạng Nhì; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; các Bộ, Ban, Ngành của Trung ương và địa phương, trao tặng nhiều danh hiệu cao quý cho TCT, các tập thể và nhiều cá nhân.
Xây dựng thành công vùng chuyên canh cao su lớn mạnh
Sau khi thành lập, TCT tiếp quản: 21.054 ha cao su, hầu hết đã bị chiến tranh bom đạn tàn phá nặng nề, mật độ cây còn lại 30%, cây đã già cỗi, suy kiệt; Các nhà máy chế biến, máy móc đã quá cũ kỹ, công nghệ lạc hậu, thiếu phụ tùng thay thế, công suất chế biến chỉ còn 50%, gần 55 tấn/ngày; Phương tiện, thiết bị, vật tư, nguyên nhiên liệu không đáng kể; Lao động (LĐ) là 5.131 người, 70% là LĐ nữ lớn tuổi, sức khỏe không tốt, năng lực giảm sút nghiêm trọng. Đội ngũ cán bộ quản lý từ nhiều nguồn, trình độ chuyên môn, kỹ thuật không cao.
Có thể nói rằng, đó là một khởi điểm vô cùng khó khăn, với tình trạng: Chất lượng vườn cây – suy kiệt; Nguyên vật liệu – cạn kiệt; Nguồn nhân lực – suy kiệt.
Không những thế, ngoài nhiệm vụ chính, TCT còn phải thực hiện chức năng như một cấp chính quyền cơ sở, chăm lo phát triển y tế, giáo dục, đến công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: điện, đường, trường, trạm… Song, với sự cần cù và lao động sáng tạo, với truyền thống anh dũng kiên cường, các thế hệ lãnh đạo và CB CNV – LĐ của TCT, đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
[stextbox id=”stb_style_259398″]Chỉ tính 4 năm gần đây (2011- 2014): Sản lượng khai thác đạt 133.174 tấn, vượt 8.874 tấn, đạt tỷ lệ 107,14% so với kế hoạch; Chế biến được 131.230 tấn, đạt 107,65% so với kế hoạch; Năng suất vườn cây năm 2010 đạt 1.403 kg/ha, năm 2014 đạt 1.767 kg/ha, tăng 15,9%; Tổng doanh thu đạt 11.099 tỷ đồng, trong đó thu từ mủ cao su 8.628 tỷ đồng; Tổng lợi nhuận trước thuế là 4.294 tỷ đồng. Nộp ngân sách 1.491,080 tỷ đồng. Nộp VRG 1.394 tỷ đồng. Thu nhập bình quân 05 năm (2010-2014) đạt 7.432.000 đồng/người/tháng, với tổng số LĐ hiện nay là: 11.196 người.[/stextbox]Trải qua rất nhiều khó khăn, đến nay, TCT đã ổn định vùng chuyên canh cao su trên 34.000 ha (chưa tính: 12.000 ha tách ra thành lập CTCS Bà Rịa từ tháng 8/1994, diện tích cao su tại Lào và Campuchia). Trong đó vườn cây khai thác 20.216,58 ha và 13.5780,18 ha trồng mới, XDCB. Sản lượng khai thác hàng năm ổn định đạt trên 30.000 tấn mủ quy khô. Có thể nói, diện tích cao su của TCT đứng hàng đầu các doanh nghiệp cao su hiện nay.
Từ chỗ cơ sở vật chất hầu như không đáng kể, đến nay, tổng giá trị tài sản tăng gấp hàng trăm lần so với trước. Cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, trang thiết bị làm việc tiên tiến. Các nhà máy chế biến được đầu tư dây chuyền sản xuất công nghệ cao, phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn Việt Nam (VN), áp dụng và đạt chuẩn chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 cho tất cả các khâu. Điều kiện làm việc, cảnh quang và môi trường không ngừng được cải thiện.
TCT đã từng bước ngói hóa, tôn hóa xóa toàn bộ nhà tranh tre, đưa điện lưới quốc gia đến phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Xây dựng hệ thống đường nhựa đến các nông trường, đường cấp phối đến đội, đường khép hộc lô ngoài vườn cây; hệ thống trạm xá, bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học 3 cấp cũng được đầu tư phục vụ công nhân, nhân dân và gia thuộc.
Nhiều năm liền, các chỉ tiêu kinh tế – xã hội năm sau luôn đạt cao hơn năm trước. Diện tích vườn cây được chú trọng phát triển mở rộng. Năng suất vườn cây, năng suất lao động, tiền lương bình quân, tỷ suất lợi nhuận không ngừng được nâng cao. Tốc độ phát triển, hiệu quả SXKD luôn duy trì ở mức cao, ổn định, bảo toàn và phát triển vốn. Hàng năm TCT đều hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nộp ngân sách, đời sống của người lao động (NLĐ) không ngừng được cải thiện đi lên. TCT chấp hành tốt chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với giữ vững ổn định an ninh – quốc phòng. Vị thế và uy tín của TCT ngày càng được khẳng định.
Để có được thành công, TCT rất chú trọng đến công tác củng cố và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Lớn về lượng, mạnh về chất. Đảng bộ gồm 23 tổ chức cơ sở, 1.369 Đảng viên. Công đoàn có 26 cơ sở, 13.015 Đoàn viên. Đoàn TNCS HCM gồm 18 tổ chức, 1.572 Đoàn viên. Hội CCB có 522 hội viên, gồm 21 Hội cơ sở. Hội Chữ Thập đỏ với 10.323 hội viên. Các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội vững mạnh toàn diện đã phát huy tốt quyền dân chủ cơ sở. Đây là nền tảng đảm bảo cho TCT trở thành tập thể đoàn kết, nhất trí, trên dưới một lòng vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng cuộc sống NLĐ là mục tiêu hàng đầu
Hiện nay, chưa kể số LĐ là người địa phương của hai công ty tại Lào và Campuchia, tổng số LĐ của TCT hiện có: 11.196 LĐ và trên 30.000 gia thuộc.( Đã có thời điểm vào những năm 1984 – 1985 lên 39.187 người, cùng với 60.000 gia thuộc). Việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ là mục tiêu hàng đầu. Trong nhiều năm liền, kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của NLĐ không ngừng được nâng cao.
Các chế độ chính sách và quyền lợi của NLĐ được thực hiện đầy đủ, chi trả kịp thời: như BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm lao động, bảo hộ lao động, tiền lương, phụ cấp độc hại, ăn giữa ca, khám chữa bệnh định kỳ, học tập, tham quan du lịch… Lúc ốm đau, tang lễ, cưới hỏi…từ chính quyền đến các tổ chức đoàn thể đều có quà đến thăm viếng hoặc chung vui. Việc áp dụng trả lương theo hiệu quả doanh thu đã tạo đòn bẩy kinh tế kích thích NLĐ hăng hái sản xuất, giữ gìn vườn cây, bảo vệ sản phẩm, năng suất lao động tăng lên đáng kể, thu nhập tiền lương năm sau cao hơn năm trước.
Vì vậy, NLĐ đã và đang thực sự làm chủ vườn cây, nhà máy của mình, an tâm, tin tưởng và cống hiến hết mình vì sự phát triển không ngừng của đơn vị.
Ngoài tiền lương, TCT đã tạo điều kiện để NLĐ phát triển kinh tế gia đình. Từ năm 2012 TCT đã trích từ nguồn quỹ phúc lợi với số tiền trên 26 tỷ đồng để cho hộ công nhân khó khăn được vay với lãi suất thấp để phát triển kinh tế gia đình. Đối với các đơn vị trực thuộc còn tạo điều kiện vay tín chấp các ngân hàng, quỹ tín dụng cao su để NLĐ vay vốn phát triển sản xuất, vì vậy đời sống công nhân ổn định, không có hộ tái nghèo.
Hệ thống y tế được triển khai đến đội sản xuất. TCT có Bệnh viện Đa khoa với 140 giường thực hiện việc khám chữa bệnh cho CB CNV – LĐ và nhân dân trên địa bàn; TTVH Suối Tre và Cẩm Mỹ phục vụ sinh hoạt văn hóa, 1 nhà nghỉ Đà Lạt luân phiên phục vụ CB CNV – LĐ và gia thuộc nghỉ dưỡng hàng trăm lượt người/năm.
Phong trào VHVN – TDTT, HTQP… được định kỳ tổ chức với sự tham gia đông đảo của CB CNVC – LĐ. Mô hình thư viện kết hợp giữa nông trường và xã được đánh giá là phù hợp với vùng nông thôn vùng cao su. Cùng với cơ sở hạ tầng: Điện, đường, trường, trạm…. đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông nghiệp – nông thôn – nông dân trên địa bàn, làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của NLĐ ngày một nâng cao.
Các phong trào luyện tay nghề – thi thợ giỏi; phong trào xanh – sạch – đẹp; an toàn vệ sinh lao động; phòng chống cháy nổ; phong trào bảo vệ sản phẩm; an ninh trật tự, an toàn xã hội; phong trào giỏi việc nước đảm việc nhà; các phong trào thi đua lao động sản xuất, phong trào thi đua nước rút cuối năm, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch… đã thu hút đông đảo NLĐ tham gia. Đó là yếu tố quan trọng để NLĐ phấn đấu vì thắng lợi chung của TCT.
Việc chăm lo các đối tượng chính sách, Mẹ VNAH, thân nhân gia đình TBLS, cán bộ đã nghỉ hưu, các đơn vị kết nghĩa, thăm hỏi các gia đình CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn… luôn được quan tâm. TCT cũng thường xuyên ủng hộ các qũy xã hội, ủng hộ Trường Sa, đồng bào bị thiên tai bão lụt, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “Xóa đói giảm nghèo”, “Mái ấm Công đoàn”, “Nhà đại đoàn kết”, khuyến tài khuyến học, chăn lo cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Tết Trung thu, tặng quà cho các cháu HS – SV đạt thành tích cao trong học tập… Tổng số tiền chi cho công tác xã hội hàng năm từ vài tỷ đồng.
Hồ Trung Trực
Related posts:
- Công đoàn Công ty 75 bàn giao nhà “Mái ấm Công đoàn” cho công nhân khó khăn
- Cao su miền Trung vượt khó
- Tổ thu mua cao su tiểu điền Cao su Mang Yang: Nhọc nhằn và những trái ngọt
- Phát huy hiệu quả "1 cung đường - 2 điểm đến"
- Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam gặt hái nhiều kết quả tích cực trong công tác nghiên cứu khoa học
- Cao su Chư Sê - Kampong Thom thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh năm 2023
- Nông dân Tây Nguyên khổ vì tiêu chết hàng loạt
- Cao su miền núi phía Bắc: Ngày vui đã đến...
- Công nhân cao su kiếm trên 20 triệu đồng từ quả đười ươi
- Công đoàn Cao su Dầu Tiếng khen thưởng công nhân vượt kế hoạch sản lượng quý III