CSVNO – Ngày 27/6, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP.HCM đã diễn ra hội thảo Chuyên ngành Cao su và Sản xuất săm lốp xe Việt Nam. Chủ trì hội thảo là Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA). Nhiều nội dung xoay quanh chủ đề phát triển bền vững thu hút đông đảo đại biểu trong khuôn khổ các triển lãm Rubber and Tyre Vietnam 2019 diễn ra từ 26-28/6.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được nghe bà Phan Trần Hồng Vân – Phó Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) trình bày “Xu thế phát triển bền vững và các chứng nhận tiềm năng cho doanh nghiệp cao su Việt Nam”; đại diện Tập đoàn CN Cao su Việt Nam trình bày nội dung “Xu hướng phát triển bền vững giai đoạn 2019 – 2024”; các đại biểu cũng được nghe ông Phạm Hoàng Hải, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI (Hà Nội) trình bày chương trình đánh giá Doanh nghiệp phát triển bền vững của VCCI.
Đại diện Hội công nghệ cao TP.HCM trình bày nội dung “Ứng dụng công nghệ cao trong truy xuất nguồn gốc nông sản”; Nghe ông Lê Thanh Phương – Phó phòng kỹ thuật Công ty CP Cao su Phước Hòa trình bày “Chia sẻ về mô hình truy xuất nguồn gốc cao su thiên nhiên; ông Đào Hà Trung, chủ tịch Hội công nghệ cao TP.HCM trình bày truy xuất chuỗi cung ứng công nghệ Blockchain, và bà Trần Thị Thúy Hoa (VRA) trình bày nội dung phát triển bền vững…
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã thảo luận sôi nổi về các vấn đề có liên quan. Ông Võ Quang Thuận – Chủ tịch HĐQT Công ty Cao su Thuận Lợi, đơn vị 3 năm liền liên tiếp vinh dự được bầu chon là 1 trong những top 100 thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam cho biết, qua các ứng dụng truy xuất nguồn gốc nhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu và nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp. Chính nhờ điều đó mà sản phẩm của Thuận Lợi đều đảm bảo, chất lượng, không phải lo việc mua bán…Tập đoàn xác định con đường phát triển bền vững là đúng đắn. Người lao động sẵn lòng ủng hộ.
Theo bà Phan Thị Hồng Vân, Phó Tổng thư ký VRA, trong những năm gần đây, xu thế phát triển bền vững và sản xuất có trách nhiệm đã thúc đẩy nhiều thay đổi trong ngành cao su nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường về chất lượng cao hơn với giá cả cạnh tranh, hiệu quả kinh tế gắn với trách nhiệm xã hội và môi trường. Chương trình đánh giá, công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam là sáng kiến của Phòng thương mại và công nghiệp VN VCCI, phối hợp với Bộ LĐTBXH, Bộ TNMT, Tổng LĐLĐ VN…Hệ thống chứng chỉ/chứng nhận đối với nguyên liệu và sản phẩm gỗ tại VN là FSC, PEFC, VPA, VFCS…VRA cũng đã xây dựng Nhãn hiệu Chứng nhận Cao su Việt Nam năm 2016, Sổ tay hướng dẫn Quản lý bền vững rừng cao su theo tiêu chuẩn chứng chỉ rừng quốc tế…
Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Hoàng Hải, đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Hà Nội) khẳng định rằng, phát triển bền vững doanh nghiệp là con đường duy nhất để tồn tại. VCCI đã xây dựng chương trình đánh giá xếp hạng doanh nghiệp bền vững Việt Nam, và cho ra mắt cuốn 100 doanh nghiệp bền vững 2019 CSI. Dựa trên sự đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, những lãnh đạo có kinh nghiệm trong và ngoài nước để xác định tiêu chí của 100 DN.
Hội thảo đã góp phần giúp các đại biểu quan tâm đến phát triển bền vững, truy xuất nguồn gốc và các nội dung liên quan đến ngành cao su.
MINH TÂM
Related posts:
- Các đơn vị Tây Nguyên: Đón Tết ngoài vườn cây
- Sẵn sàng cho ngày hội lớn
- VRG sẽ hợp tác đào tạo thạc sĩ điều hành cao cấp
- Cần xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi
- Trao sổ hưu cho 4 cán bộ
- Đảng bộ Cao su Dầu Tiếng vững mạnh nhiều mặt
- Chăm lo tốt nguồn lực lao động để doanh nghiệp phát triển bền vững
- Cần tạo điều kiện cho Đảng viên công tác ở nước ngoài sinh hoạt Đảng
- Cao su Dầu Tiếng quy hoạch hơn 2.100 ha phát triển nông nghiệp công nghệ cao
- Phú Riềng "về đích" trước 27 ngày