Công nghệ chế biến mủ tờ của công ty được thừa kế từ thời Pháp. Bằng việc cải tạo đưa vào sản xuất từ năm 2003, có thể nói đây là mặt hàng thủ công truyền thống tới nay luôn nhận được sự ưu ái chọn lựa của khách hàng. Trang Kỹ thuật Cao su kỳ này xin giới thiệu quy trình chế biến mủ tờ của Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh.
Yêu cầu kỹ thuật đối với mủ nước
[table id=1 /]Mủ nước dùng chế biến mủ tờ RSS được nhận từ vườn cây khai thác về, nguyên liệu khi nhận tại lô đã qua hệ thống rây lọc thô, đường kính lỗ 2mm để loại bỏ các chất bẩn như lá cây, dăm cạo… Khi đưa về nhà máy phải đạt các yêu cầu kỹ thuật như sau:
Trong đó: Mủ loại 1 được sử dụng để chế biến mủ tờ RSS
a. Kiểm tra và xử lý mủ nước:
Mủ sau khi tiếp nhận tại nhà máy, sẽ được kiểm tra các chỉ tiêu như:
- Lượng NH3 còn lại trong mủ <=0,03%
- Xác định hàm lượng khô DRC của từng xe mủ
b. Xử lý đánh đông
- Sau khi kiểm tra, mủ đạt yêu cầu sẽ được xả vào hồ chứa, dùng máy khuấy trộn đều trong khoảng thời gian từ 10 -20 phút (một cột mủ cao 1 m sẽ khuấy trong thời gian 10 phút). Sau khi khuấy trộn cần có thời gian để lắng mủ từ 10-15 phút/hồ trước khi xả đánh đông.
- Hàm lượng DRC của mủ hồ khi đánh đông được quy định từ 23 -28%, nếu cao hơn sẽ được pha loãng theo PL 01.
- Sau khi pha loãng và khuấy đều, phải lấy mủ để xác định hàm lượng cao su khô của mủ hồ và lượng axit cần đánh đông.
- Sử dụng axit formic để đánh đông: Pha loãng axit ở tỷ lệ 1-3%. Định mức sử dụng axit formic <=5kg/tấn mủ khô.
- Phương pháp đánh đông mủ tờ được sử dụng bằng mulo, mủ được xả vào mulo theo hệ thống từ hồ, mương, ống có đường kính = 120 mm, lượng mủ nước xuống mulo từ 150 lít – 190 lít/mulo, lượng axit đánh đông của một mulo được tra theo PL 04.
- Sau khi cho axit vào mulo, mủ sẽ được cho vào sau đó bằng đường ống, dùng dụng cụ khuấy trộn đều hỗn hợp trong mulo trong thời gian 1 -1,5 phút/mulo, sau đó dùng vòi xịt áp suất cao để đánh tan bọt trên bề mặt mulo và di chuyển bằng xe đẩy đến vị trí quy định.
- Dùng thau nhôm hớt bọt trên bề mặt mủ để khối mủ được trơn láng, khi mủ đông ổn định từ 1-2 giờ sau sẽ cho nước vào trên bề mặt để bảo quản mủ.
- Khối mủ đông sẽ được sản xuất trong thời gian đông ổn định >6 giờ và <24 giờ.
- Khu vực đánh đông và các dụng cụ đánh đông đều được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi hoàn tất công việc.
(Xem tiếp kỳ sau)
P.V
Related posts:
- Sáng kiến lấy mủ sớm, tạo tính chủ động trong công việc
- Đặc tính cao su latex không có ammonia và hàm lượng protein cực thấp (Kỳ cuối)
- Hiệu quả của công tác phun phòng trị bệnh phấn trắng
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chế biến mủ cao su (kỳ 2)
- Quy trình chế biến mủ tờ ở Cao su Lộc Ninh
- Cao su Phú Riềng: Hiệu quả kinh tế từ những sáng kiến
- Sản xuất SVR10 bằng cách phối trộn các loại mủ
- Buồng khử khuẩn toàn thân tự động
- Tập trung cải tiến năng suất, chất lượng, hiệu quả trong nông nghiệp
- Chuyển đổi công nghệ chế biến SVR 3L sang SVR 10, 20