CSVN – Ban Quản lý Kỹ thuật VRG vừa đưa ra nhiều giải pháp kỹ thuật nhằm tiết giảm chi phí suất đầu tư nông nghiệp trong năm 2015 và những năm tiếp theo.
>> Tích cực cắt giảm suất đầu tư
Áp dụng cơ cấu giống cho 7 vùng cao su lớn
Tính đến nay, diện tích cao su của VRG là 405.337 ha (trong đó, Đông Nam bộ 161.999 ha, Tây Nguyên 64.104 ha, Duyên hải miền Trung 36.444 ha, miền núi phía Bắc 28.094 ha, Campuchia 87.254 ha, Lào 27.441 ha), diện tích thu hoạch là 162.983 ha (trong đó, Đông Nam bộ 104.356 ha, Tây Nguyên 37.464 ha, Duyên hải miền Trung 10.373 ha, Campuchia 164 ha, Lào 10.626 ha).
Ông Lại Văn Lâm – Trưởng Ban Quản lý Kỹ thuật VRG cho biết: “Ban Quản lý Kỹ thuật khuyến cáo cơ cấu giống riêng biệt cho 7 vùng trồng cao su lớn (5 trong nước và 2 ngoài nước). Đối với giai đoạn 2016 – 2020 sẽ tiểu vùng hóa cho các vùng cao su lớn dựa trên các yếu tố hạn chế đến tiềm năng năng suất của vùng (đặc điểm đất, bệnh hại chính, khí hậu). Khuyến cáo cơ cấu giống riêng biệt đến từng tiểu vùng theo định hướng tối đa hóa tiềm năng sản xuất và khắc phục các hạn chế của tiểu vùng bằng cơ cấu giống thích hợp”.
Nhiều giải pháp cho trồng mới và kiến thiết cơ bản
Về thời vụ trồng/dặm: Nếu như trước năm 2014 theo khu vực, trồng và dặm năm 1 – 2, thì năm 2015 theo khu vực, kết thúc thời vụ trồng sớm hơn 15 – 30 ngày, trồng và dặm 1 – 2 năm. Năm 2016 trở đi sẽ theo từng khu vực, kết thúc trồng sớm, trồng và tập trung dặm hoàn thiện (zero trồng dặm năm 2).
[stextbox id=”stb_style_259398″]Theo ông Lại Văn Lâm – Trưởng ban Quản lý Kỹ thuật VRG, trong giai đoạn sắp tới, ngành cao su vẫn tiếp tục phải đối mặt với các thách thức, biến động thất thường của giá bán, chi phí đầu vào ngày càng cao, nhất là chi phí lao động, cạnh tranh trong ngành nông nghiệp với các ngành nghề phi nông nghiệp theo xu hướng phát triển chung và yêu cầu về hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và vận dụng hệ thống các giải pháp kỹ thuật thích nghi, hướng đến đạt hiệu quả kinh tế tối ưu là hết sức quan trọng.[/stextbox]Loại phân: Nếu như trước năm 2014 bón phân hữu cơ, phân đơn NPK, hoặc hỗn hợp NPK, thì năm 2015 bón phân hữu cơ, hỗn hợp NPK 1 hạt. Năm 2016 trở đi bón phân hữu cơ chọn lọc, NPK và hướng phân chậm tan.
Số lần bón: Nếu như trước năm 2014 bón phân 2 lần cho mọi vùng, thì năm 2015 bón phân từ 1 – 2 lần theo vùng, địa hình và tuổi cây. Năm 2016 trở đi sẽ cơ giới hóa công tác bón phân.
Chăm sóc: Trước năm 2014 chủ yếu thủ công là chính, cơ giới và hóa chất tùy điều kiện cụ thể. Năm 2015 sẽ giảm số lần làm cỏ trên hàng và giữa hàng, tăng cường cơ giới, hóa chất, giảm lao động thủ công. Năm 2016 trở đi tăng cường cơ giới, hóa chất, giảm lao động thủ công.
Thảm phủ: Trước năm 2014 trồng thảm phủ đại trà kudzu, mucuna (hạt) cho mọi vùng. Năm 2015 sẽ ngưng trồng ở một số khu vực, trồng hỗn hợp Kudzu – mucuna (giâm cành). Năm 2016 trở đi trồng hỗn hợp kudzu – mucuna (giâm cành) sau xen cây ngắn ngày.
Hiệu quả sử dụng đất – xen canh: Trước năm 2014 trồng cây ngắn ngày trên hàng đơn, tính chất tự phát. Năm 2015 trồng cây ngắn ngày và dài ngày trên hàng đơn hoặc kép, có tổ chức theo qui trình kỹ thuật và qui chế quản lý. Năm 2016 trở đi sẽ tổ chức xen canh cây ngắn ngày và dài ngày trên hàng đơn hoặc kép theo QTKT. Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp trên vườn và trên vùng cao su hiệu quả kinh tế tối ưu.
Sẽ áp dụng chế độ cạo D5, D6 Phân bón cho vườn cây khai thác: Trước năm 2014 áp dụng lượng phân bón theo tuổi cây và hạng đất, bón 2 lần/năm, phân đơn hoặc hỗn hợp NPK. Năm 2015 áp dụng lượng phân bón theo tuổi cây và năng suất, giảm bình quân 35% lượng phân, bón 1 lần/năm phân hỗn hợp NPK. Năm 2016 trở đi lượng phân bón theo tuổi cây và năng suất, tiến tới bón phân theo chuẩn nghiệm dinh dưỡng, cơ giới hóa công tác bón phân trên vùng có điều kiện.
Thu hoạch mủ: Trước năm 2014 nhịp độ cạo D3. Năm 2015 nhịp độ cạo D3, D4, để tăng năng suất lao động, giảm nhu cầu lao động, giảm chi phí thu hoạch mủ. Năm 2016 trở đi nhịp độ cạo D3, D4, D5, D6 tùy theo điều kiện lao động trên vùng để tăng năng suất lao động, giảm nhu cầu lao động, giảm chi phí thu hoạch mủ.
Ngọc Cẩm
Related posts:
- Một số lưu ý về trồng xen tại Tây Nguyên
- Để những bàn tay vàng vươn xa, vươn cao
- Phối trộn mủ dây để sản xuất mủ SVR10
- Hiệu quả cải tiến trong xử lý pha trộn mủ nguyên liệu
- Ứng dụng mới về cao su và lốp xe
- MDF VRG Kiên Giang: Tiết kiệm 290 triệu đồng/tháng nhờ sử dụng tràm bông vàng sản xuất ván MDF CARB,...
- Sáng kiến đơn giản, hiệu quả của July
- Cao su Tây Ninh: Nhiều giải pháp tiết kiệm hàng tỷ đồng mỗi năm
- Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ chất thải
- Xí nghiệp Chế biến K’Dang cải tiến nâng cao hiệu quả sản xuất