CSVN – Đây là tham luận của Nông trường Suốt Cát, Công ty CPCS Sa Thầy tại Hội nghị tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2022 của công ty, được nhiều đại biểu quan tâm.
Quyết tâm đổi mới phương pháp đào tạo tay nghề
Trao đổi với chúng tôi, anh Ngô Quốc Việt – Phó Giám đốc Nông trường Suối Cát, người trình bày tham luận cho rằng: “Đổi mới phương pháp đào tạo tay nghề kỹ thuật cạo mủ hiện nay là vấn đề hết sức cần thiết để phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tiếp cận nhanh với kỹ thuật khai thác mủ cao su của công nhân (CN), đồng thời nâng cao chất lượng khai thác sản lượng, năng suất của vườn cây”.
Theo anh Việt, chất lượng đào tạo phải được ưu tiên hàng đầu, nhằm đào tạo ra thế hệ CN có kỹ năng khai thác cơ bản, có ý thức trách nhiệm với công việc, chấp hành tốt các nội quy khai thác, thích nghi với tất cả các giống cây trồng. Anh Việt cho rằng, những năm trước đây, công tác đào tạo kỹ thuật cạo mủ thường tổ chức theo phương pháp truyền thống là cắt cây về tổ chức học cạo, sau một tháng tổ chức thi cuối khóa trên cây chôn đứng, phương pháp này có nhiều hạn chế. Đó là, CN không được tiếp cận và nhận biết được lớp vỏ cạo thực tế của nhiều giống khác nhau; khi nhận vườn cây CN mới tiếp cận thực tiễn các lớp vỏ cạo nên chưa có kinh nghiệm, chưa có kỹ năng nhận biết lớp vỏ da lụa. Vì vậy, thường cạo phạm ở giai đoạn đưa vào độ sâu.
Cùng với đó, kỹ năng áp má dao để xả miệng cạo đưa vào độ sâu trong kỹ thuật mở miệng cạo chưa đồng đều. Kỹ năng di chuyển, thích nghi với độ cao, độ dốc thực tế trên phần cây bị hạn chế nên khi nhận vườn cây sẽ mất một thời gian để làm quen.
Xây dựng “giáo án” cho từng ngày
Xuất phát từ thực trạng đó, từ năm 2018 đến nay Nông trường Suối Cát đã liên tục đổi mới phương pháp đào tạo kỹ thuật cạo mủ để phù hợp với điều kiện vườn cây sau khi CN nhận vườn cây có lẫn nhiều giống khác nhau. Nông trường đã đặt ra các mục tiêu cụ thể và thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp: Tổ chức đào tạo theo quy định thời gian của công ty, cán bộ kỹ thuật xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể từng ngày.
Theo anh Việt, thời gian đào tạo nên từ 28 – 30 ngày, cụ thể: Ngày 1 – 10 học lý thuyết và kỹ năng mài dao, di chuyển chân, cầm dao và kỹ năng cạo lấy dăm, áp má dao mở miệng cạo tại cây học cạo chôn ở lớp học cạo.
Ngày 10 – 15 cho học viên ra vườn cây thực tập rập thiết kế, xả miệng cạo đến lớp da cát mịn để làm quen với các lớp vỏ và nhiều giống khác nhau; ngày 16 – 22 cho học viên học tại lớp học trên cây chôn đứng, tập áp má dao lấy độ sâu láng mặt cạo; ngày 23 – 30 cho học viên thực tập mở miệng cạo đưa vào độ sâu, thực tập trang bị vật tư cây cạo trên vườn cây thực tế.
GIA LINH
Related posts:
- Lần đầu tiên đi thi thợ giỏi đã "ẵm" giải cao
- Cao su Dầu Tiếng phấn đấu khai thác hơn 27.200 tấn mủ
- Tết "ấm" của công nhân cao su
- VRG tiên phong phát triển cao su bền vững ở Campuchia
- Nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về người lao động - vốn quý của đơn vị
- “Thanh niên cần làm nhiều hơn nữa để xứng đáng với lịch sử ngành cao su”
- 10 hoạt động nổi bật của Công đoàn cao su Việt Nam năm 2022
- Nữ cán bộ Công đoàn tận tâm, hết lòng vì công nhân lao động
- Lãnh đạo VRG tặng 50 suất quà cho công nhân Cao su Krông Buk - Rattanakiri
- Cao su Phước Hòa chia cổ tức 45%