Năm Giáp Tuất (1934): Tháng 2/1934, chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở Bà Rịa được thành lập tại xã Phước Hải. Đây là tổ chức của công nhân (CN) đứng ra vận động lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Bà Rịa và vùng CN cao su trên lộ 2. Từ năm 1934 đến khi diễn ra phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936), các đồng chí Nguyễn Văn Nghĩa, Trần Văn Cừ, Trương Văn Bang đã vào vận động CN các sở cao su Bình Ba, Cam Tiêm, Xà Bang để tập hợp vào các tổ chức hợp pháp như hội tương tế, hội ái hữu, … nhằm giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, vạch trần bản chất bóc lột của tư bản thực dân Pháp.
Năm Bính Tuất (1946): Hòa nhịp với quá trình phát triển của cuộc kháng chiến ở Nam bộ và Nam Trung bộ, cộng với nhu cầu củng cố và phát triển tổ chức Công đoàn (CĐ), ngày 7/11/1946, Tổng CĐ Nam bộ đổi tên là Liên hiệp nghiệp đoàn Nam bộ trực thuộc Tổng CĐ Việt Nam. Các tổ chức CĐ do Tổng CĐ Nam bộ xây dựng và các tổ chức CN cứu quốc các tỉnh, từ đây, thống nhất lực lượng thành một tổ chức CN duy nhất: Liên hiệp nghiệp đoàn tỉnh. Từ đó, các đồn điền cao su được chỉ đạo thành lập liên đoàn cao su theo từng đơn vị tỉnh.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch tháng 12/1946, CN cao su đã hăng hái đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tư bản và thực dân Pháp trong bối cảnh mới – cả nước kháng chiến. Qua đó, CN cao su đã từng bước ổn định đời sống và tham gia công cuộc kháng chiến có hiệu quả. Các tổ chức CĐ cao su ở miền Đông Nam bộ đã quy về một mối, hoạt động thống nhất trong Nghiệp đoàn Cao su miền Đông Nam bộ.
Cũng trong năm đó, Liên hiệp nghiệp đoàn Nam bộ đã đề ra nhiệm vụ cụ thể cho các liên đoàn cao su củng cố và phát triển tổ chức CĐ, đưa thanh niên ra tiền tuyến, mở mặt trận “cao su chiến”. Mặt trận “cao su chiến” trở thành khẩu hiệu đấu tranh của CN cao su với nội dung “biến đồn điền cao su thành chiến trường diệt địch”, “phá hoại kinh tế địch”.
Năm Mậu Tuất (1958): Tháng 6/1958 có 3.000 CN cao su tại Dầu Tiếng đã đấu tranh tập trung phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm với sự hiệp đồng chặt chẽ. Từng đoàn người vừa đi vừa hô khẩu hiệu “phản đối chế độ Ngô Đình Diệm”, “tăng lương cho CN”.
Cuộc đấu tranh này đã bị đàn áp, nhưng qua đó CN cao su tại Dầu Tiếng đã tỏ rõ thái độ tuyên chiến thắng với chế độ Ngô Đình Diệm.
Ng. Cường (lược trích)
Related posts:
- Virus Corona: Làm gì để “quẳng nỗi lo” dịch bệnh đi mà vui sống?
- Nghề làm lân sư rồng giữa Sài Gòn
- Mãn nhãn với lễ hội hoa Dã Quỳ trên núi lửa Chư Đăng Ya
- Điện gió ở Gia Lai: Sức hút cho du lịch phố Núi
- Hát lên tình yêu nghề
- Đội Cao su Quảng Nam đoạt giải nhất Hội thi 85 năm khu vực II
- Lời tự sự của cây cao su già ở Dầu Giây
- VRG Khải Hoàn ủng hộ 200 triệu đồng hỗ trợ đồng bào miền Trung
- Hội thao trung thực
- Vui buồn nghề nữ thư ký