CSVNO – Sau nhiều ngày chuẩn bị, tối 10/11, tại sân nhà rông làng Ia Gri thuộc xã Chư Đăng Ya của huyện Chư Păh – Gia Lai lễ hội hoa Dã Quỳ – núi lửa Chư Đăng Ya lần thứ 2 năm 2018 đã chính thức bắt đầu với buổi lễ khai mạc.

Trước đó, vào buổi sáng hàng ngàn du khách và dân địa phương đã được mãn nhãn với màn biểu diễn dù lượn của các phi công đến từ CLB dù lượn Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Cùng với đó là phiên chợ nông sản với khoảng 60 gian hàng với các sản vật của núi rừng Tây Nguyên, giới thiệu ảnh đẹp về núi lửa Chư Đăng Ya, về hoa Dã Quỳ, chiêm ngưỡng những nghệ nhân của huyện Chư Păh tạc tượng gỗ, đan lát, dệt thổ cẩm, biểu diễn công chiêng và đặc biệt cùng nhau hòa mình vào dòng người chinh phục miệng núi lửa Chư Đăng Ya, cùng nhau ghi lại những khoảng khắc tuyệt đẹp của hoa Dã Quỳ đang rực vàng chính mùa.

Đến với lễ hội hoa Dã Quỳ – núi lửa Chư Đăng Ya năm 2018 du khách không chỉ được tận hưởng khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn được chìm đắm và trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn. Đây là dịp tốt để huyện Chư Păh quảng bá, giới thiệu hình ảnh của mình, giới thiệu tiền năng du lịch của huyện đến với du khách trong và ngoài nước.


Ngoài ra, đến với lễ hội, du khách còn được giao lưu và thưởng thức những món ẩm thực truyền thống của người bản địa như gà nướng, cơm lam, rượu ghè và cùng tham quan 60 gian hàng trưng bày các đặc sản truyền thống của núi rừng Tây Nguyên của các doanh nghiệp, tổ chức và 15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chư Păh.

Lễ hội hoa Dã Quỳ – núi lửa Chư Đăng Ya với nhiều hoạt động vui tươi, hấp dẫn và thú vị sẽ được diễn ra từ ngày 10 đến hết ngày 13/11.




VĂN VĨNH
Related posts:
Phát động cuộc thi viết về "Ký ức người lính"
Tổ chức công ty cao su đại điền ở Việt Nam
117 gia đình sẽ được tuyên dương tại Lễ kỷ niệm 85 năm
Phim Việt: Cứ Tết lại … hài !
Chị Trịnh Thị Hằng tái đắc cử Chủ tịch Hội phụ nữ Công ty 78
Về thăm làng nghề thổ cẩm
Thời kỳ vàng son nhờ kế hoạch Stevenson
Xóm tôi ngày cách ly
"Chất lửa" tại Hội diễn văn nghệ Cao su Bình Long
Độc đáo “Lễ cúng mừng lúa mới” của người Bahnar ở huyện Đăk Đoa – Gia Lai