CSVN – Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đến nay các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum) không còn mở rộng diện tích cây cao su mà chỉ chú trọng đầu tư chăm sóc, thâm canh tăng năng suất, sản lượng mủ cao su để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo thống kê, các tỉnh Tây Nguyên hiện có tổng diện tích cao su trên 251.348 ha, trong đó có 139.115 ha cao su đã đưa vào kinh doanh khai thác mủ; đồng thời có 220 dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt và đất lâm nghiệp sang trồng 73.131 ha cao su.
Từ năm 2016 trở lại đây, các tỉnh Tây Nguyên thực hiện nghiêm việc đóng cửa rừng, không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác cũng như không chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp dài ngày nói chung, cây cao su nói riêng.
T.N
Related posts:
- Gửi trọn niềm tin
- "Cao su Đồng Nai - Hành trình xuyên thế kỷ, những dấu ấn và giá trị trường tồn"
- Ông Phạm Văn Chánh giữ chức Chủ tịch HĐQT Cao su Bà Rịa
- Gần 900 đại biểu tham dự Hội nghị thông tin chuyên đề Cách mạng công nghiệp 4.0
- TS Nguyễn Anh Nghĩa – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam: "Ứng dụng khoa học công nghệ ...
- Cao su Quảng Trị biểu dương 47 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
- Đảng ủy VRG thực hiện tốt Quy định 69 - QĐ/TW của Ban Bí thư
- Nỗ lực góp phần để VRG tăng trưởng trên 10%
- Thường xuyên khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt phòng chống dịch
- Tỷ lệ mủ tận thu Cao su Phú Riềng đạt 25%