CSVNO – Chiều ngày 21/1, Công ty CPCS Lai Châu đã tổ chức Hội nghị Nông nghiệp và giao kế hoạch sản lượng năm 2024.
Theo báo cáo công tác nông nghiệp năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do công ty đứng chân sản xuất trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, địa hình núi cao hiểm trở, thường xuyên chịu ảnh hưởng các đợt mưa lớn, gió lốc… Đặc biệt là bệnh phấn trắng gây hại toàn bộ diện tích vườn cây của công ty khiến 609,72 ha không đưa vào khai thác được, tình trạng thiếu lao động kéo dài đã ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của HĐQT, Ban Giám đốc Công ty CPCS Lai Châu đã kịp thời triển khai nhiều giải pháp để khai thác sản lượng ở mức cao nhất. Đến nay, tổng diện tích khai thác 5.868,75/6.568,27ha (đạt 89,35%); sản lượng thực hiện năm 2023 đạt 6.317,32 tân (đạt 95,72% kế hoạch).
Công ty đã thực hiện rà soát hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2023 cho người dân góp đất với tổng diện tích 36,61 ha, 31 hộ, 60 thửa. Diện tích đã ký hợp đồng góp đất hơn 8.680 ha (hợp đồng nguyên tắc diện tích 592.35 ha, hợp đồng chính thức 8.088,7 7ha). Diện tích lập phương án chi trả 10% sản phẩm khai thác mủ hơn 8.680 ha. Số hợp đồng ký kết 5.253 hợp đồng.
Kế hoạch năm 2024, Công ty CPCS Lai Châu được Tập đoàn giáo khoán sản lượng cao su khai thác 6.800 tấn. Để đạt được sản lượng đề ra, ngay từ đầu năm công ty xây dựng kế hoạch công tác nông nghiệp với các nhiệm vụ cụ thể: về công tác chăm sóc tập trung phát thực bì chăm sóc toàn bộ diện tích vườn cây công ty đang quản lý tối thiểu 1 lần/năm. Công ty dự kiến sẽ bón 1.500 ha vườn cây khai thác thực hiện từ tháng 5 và kết thúc trong tháng 6. Công tác chia phần cạo, thiết kế thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3. Công tác trang bị, thay thế vật tư cây cạo thực hiện từ tháng 2 đến tháng 3, riêng hạng mục làm mái che mưa hoàn thành trước ngày 30/4. Làm tốt công tác phòng cháy trên vườn cây. Về phương án phân chia 10% sản phẩm mủ năm 2024 sẽ chi trả 2 đợt: đợt 1 trong tháng 1 và đợt 2 sau khi có thẩm định giá của Sở Tài chính.
Tham luận tại hội nghị các đại biểu tập trung thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác chuẩn bị vườn cây để đưa vào khai thác; công tác phối hợp với chính quyền địa phương trong việc bảo vệ an ninh trật tự trên vườn cây cao su, công tác phối hợp giải quyết vướng mắc về đất đai; các giải pháp để quản lý điều hành công cạo hiệu quả, thu hút lao động tại chỗ…
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Bùi Thanh Tâm – TGĐ Công ty CPCS Lai Châu biểu dương, đánh giá cao kết quả đạt được trong toàn công ty. Đồng thời đề nghị, các đơn vị cần quan tâm thay đổi mô hình quản lý; phương thức quản lý; chú trọng tuyển dụng lao động gắn với nâng cao tay nghề; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý công cạo trên vườn cây nhất là chấn chỉnh các lỗi vi phạm kỹ thuật; quản lý tốt công tác vật tư khai thác trên vườn cây; vệ sinh mủ cẩn thận, tránh để lá cây, dăm và đất lẫn vào trong mủ ảnh hưởng đến chất lượng mủ…
Tại hội nghị, lãnh đạo công ty đã ký kết biên bản bàn giao kế hoạch sản lượng cho các nông trường. Theo đó, năm 2024, công ty giao sản lượng khai thác mủ với 7.140 tấn mủ quy khô cho các nông trường (Phong Thổ 1.313 tấn; Lùng Thàng 1.470 tấn; Nậm Tăm 1.152 tấn; Noong Hẻo 1.010 tấn; Căn Co 1.089 tấn; Nậm Cuổi 1.107 tấn).
PHƯƠNG LY
Related posts:
- Cao su Phú Riềng phát huy tốt công tác phối hợp với Ban chỉ huy thống nhất các địa phương
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su trao bằng tốt nghiệp hệ trung cấp
- Tổ khai thác sản lượng cao nhiều năm liền
- Cao su Kon Tum 12 năm liền là thành viên Câu lạc bộ 2 tấn/ha
- Cao su Đồng Nai: Chú trọng nhóm giải pháp nâng cao năng lực, quản lý điều hành của các cấp
- Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum: 40 năm vượt khó, khẳng định vị thế của doanh nghiệp Nhà nước trên v...
- Cao su tiểu điền sống ổn dù giá thấp
- Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su đẩy mạnh hợp tác với doanh nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh...
- Phát triển cao su ở miền núi phía Bắc: Góp phần "thay da đổi thịt" vùng cao
- Cao su Chư Sê Kampong Thom phấn đấu vượt sản lượng từ 10% trở lên