CSVN – Vừa qua, TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận đã chủ trì Hội thảo lần thứ 3 về việc góp ý bổ sung Sách sử ngành cao su VN, giai đoạn 2001 – 2014. Tham dự có các vị nguyên lãnh đạo VRG, HĐTV, Ban TGĐ, Trưởng các Ban, CĐ Cao su, Tạp chí Cao su và PGS, TS – Đại tá Hồ Sơn Đài, người chấp bút viết Sách sử ngành cao su giai đoạn 2001 – 2014.
Giai đoạn này sẽ được bổ sung vào cuốn sử phong trào CN cao su đã được xuất bản với 4 giai đoạn: 1929 – 1945, 1945 – 1954, 1954 – 1975, 1975 – 2001. Giai đoạn 2001 – 2014 thuộc chương XV với tựa đề: CN cao su VN trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Chương này được chia làm 3 giai đoạn: Khắc phục khó khăn để sản xuất kinh doanh và xây dựng đội ngũ CN cao su trong 5 năm đầu của thế kỷ XXI (2001 – 2005): bối cảnh mới tác động đến ngành cao su, CN cao su những năm 2001 – 2003, Đại hội Đại biểu CĐ TCT Cao su VN lần thứ 5 (nhiệm kỳ 2003 – 2008), CN cao su trong những năm 2004 – 2005; Tổ chức lực lượng và sản xuất kinh doanh trong giai đoạn đầu thực hiện mô hình Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (2006- 2010): thành lập Tập đoàn CN Cao su VN, CN cao su trong những năm 2006 – 2008, Đại hội Đại biểu CĐ Cao su VN lần thứ VI (nhiệm kỳ 2008 – 2013), CN cao su trong những năm 2008 – 2009; Mở rộng sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến trình hội nhập và phát triển (2010 – 2014): thử thách và cơ hội mới, mở rộng cao su ra các tỉnh Tây Bắc và các nước Lào, Campuchia, CN cao su trong những năm 2010 – 2013, Đại hội Đại biểu CĐ Cao su VN lần thứ VII và phong trào CN cao su những năm 2013 – 2014.
Phát biểu kết luận tại Hội thảo, TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận nhấn mạnh: “Trong quá trình xây dựng và phát triển ngành cao su, đã có hàng ngàn CBCNV không ngừng lao động, học tập, sáng tạo và nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật vào quá trình trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến mủ cao su. Hiện nay, họ vẫn đang ngày đêm hăng say lao động, sản xuất, đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Tinh thần “Phú Riềng Đỏ” sẽ mãi được hun đúc, là truyền thống, niềm tự hào của ngành cao su. Cuốn sử phong trào CN cao su (1929 – 2014) sẽ được phát hành rộng rãi vào dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước. Đây là món quà nhỏ nhằm tri ân các thế hệ CN cao su và để CBCNV-LĐ hiểu rõ về ngành cao su trong giai đoạn hội nhập và phát triển”.
Ngọc Cẩm
Related posts:
- Công đoàn Trường Cao đẳng Công nghiệp cao su kiện toàn ban chấp hành
- Ý nghĩa lịch sử của Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ
- CĐ Cao su Dầu Tiếng tổ chức Triển lãm ảnh “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”
- Chị Lê Thị Thương - công nhân Cao su Phú Riềng được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh
- Cá nhân vượt sản lượng được tuyên dương trang trọng
- Cao su Phú Riềng chú trọng khuyến học, khuyến tài
- Khai mạc Đại hội Công đoàn Cao su VN lần VIII
- Vinh danh 78 công nhân ưu tú
- Nông trường Long Hòa phát động "Tháng Công nhân" năm 2019
- Công đoàn Cao su Mang Yang: Thực hiện nhiều phần việc ý nghĩa trong Tháng Công nhân