(tiếp theo kỳ trước)
LTS: “Cao su – Dòng chảy hào hùng” của tác giả Minh Anh (tên thật của anh là Võ Sỹ Lực – Nguyên Chủ tịch HĐTV VRG). Tác phẩm viết theo thể thơ lục bát, gồm 4 phần: Phần I – Khổ đau; Phần II – Đấu tranh; Phần III – Hình thành, mở rộng; Phần IV – Phát triển. Tác phẩm được Tạp chí CSVN trích đăng nhiều kỳ (bắt đầu từ số 557). Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc trích đoạn Phần II – Đấu tranh:
Trước là sắp xếp từng khu
Giữ cho thế trận vững như thành trì
Công đoàn miền họp tức thì (25-3-1073)
Khôi phục cạo mủ khó chi cũng làm
Công nhân giải phóng rộn ràng
Vườn cây nhà máy các làng thi đua
Khôi phục sản xuất khá mau
Hai năm chế biến được trên hai ngàn
Xe vào mặt trận khí tài
Quay ra đầy mủ ai ai cũng mừng
Băng qua bao núi bao rừng
Cao su kơ-rếp vượt đường Trường Sơn (1974)
Mủ này là máu là xương
Lộc Ninh gửi trọn tình thương hai miền
Làng mười, làng bảy chẳng phiền
Đón người trao trả trở về yêu thương
Cuộc chiến có lúc nào hơn
Hiệp định ký kết thỏa cơn hòa bình
Bên địch lại cứ rập rình
Lăm le lấn chiếm bên mình chẳng cho
Hai bên ở thế giằng co
Thế cài răng lược thuận cho bên mình
Bên ta nắm chắc tình hình
Chủ động thế trận thông tin kịp thời
Tấn công nổi dậy vang trời
Chiến dịch tên Bác khắp nơi nhất tề
Vườn cao su đón quân về
Binh đoàn giải phóng chỉnh tề cờ sao
Xuất quân thần tốc đánh vào
Khí thế quyết thắng ào ào bao năm
Bao nhiêu chứa chất hờn căm
Quân ta như thác cuốn phăng quân thù
Rạng ngời khuôn mặt dân phu
Chứng kiến đất nước một mùa xuân sang
Bài ca thống nhất rộn ràng
Bắc – Nam mãn nguyện hát vang Bác Hồ
Giang sơn thống nhất cơ đồ
Non sông một dải đỏ cờ vàng sao
Sức người sức của góp vào
Cao su Nam bộ nơi nào xứng danh
Những năm anh dũng đấu tranh
Nhà nước phong tặng vẻ vang Anh hùng
Đồng Nai – Dầu Tiếng được phong
Thành tích nổi bật Bình Long thỏa lòng
Anh hùng cả cấp nông trường
Ông Quế – Cẩm Mỹ, Bình Sơn một lần
Bình Ba – Bình Lộc cũng gần
Đồi điền An Lộc góp phần vẻ vang
(Cao su miền Bắc từ 54 – 75)
Thi hành hiệp định Giơ-ne
Miền Nam tập kết rời quê xa nhà
Ra Bắc xây dựng sơn hà
Khai hoang vỡ đất lập ra nông trường
Bộ nông trường có chủ trương
Tập trung chú trọng mở đường cao su
Trước đây Pháp cũng đã từng
Đem ra thử nghiệm trồng rừng cao su
Do địa hình rất đặc thù
Nên không phát triển mặc dù thành công
Bây giờ ta quyết tấn công
Chuyên gia Trung Quốc giúp trồng vườn cây
Quảng Bình phát triển được hai
Nghệ An mở rộng ở ngay Phủ Quỳ
Sáu nông trường rất chính quy
Cao su phát triển rất chi là đều
Thanh Hóa mở ngay gần kề
Ba nông trường nữa em về thăm chưa?
Miệt mài đâu kể nắng mưa
Ai ai cũng muốn chung tay góp phần
Bộ đội tập kết kiệm cần
Trung đoàn đại đội rần rần thi đua
Vườn cây năm bảy sáu ba
Toàn miền trồng được tính ra sáu ngàn
Bước vào khai thác vài năm
Chiến tranh phá hoại leo thang khắp miền
Máy bay oanh tạc triền miên
Khắp vùng khu Bốn gắn liền đạn bom
Hàng năm mưa bão dập dồn
Mùa hè cháy nắng đâu hơn gió Lào
Lạnh như cắt thịt bằng dao
Nhưng không nhụt chí nơi nào cũng tăng
Trên hai ngàn tấn mỗi năm
Sinh thời Bác đã về thăm nông trường (Đông Hiếu)
Vĩnh Linh tuyến lửa chiến trường
Nông trường Quyết Thắng kiên cường hiên ngang
Công nhân cán bộ kiên gan
Đến năm sáu bảy xứng danh Anh hùng…
MINH ANH
(Xem tiếp kỳ sau)
Related posts:
- Nụ cười người miền biển
- Ca khúc "Cao su Đồng Nai-Kratie": Chuyển tải nỗi lòng người xa quê
- Thay đổi cần biết về Hội thi 85 năm
- Cao su Dầu Tiếng tổ chức Hội trại Hoa phượng đỏ lần thứ 17
- Bền
- 20/10 - Vui như nữ Sa Thầy
- Mê bóng đá nhưng không quên nhiệm vụ
- Cây cao su ở Việt Nam dưới góc nhìn Lịch sử - Sinh thái (1897 - 1975)
- Linh động hình thức thực hiện tham quan, học tập năm 2021
- Các tiết mục đạt giải Hội thi Tiếng hát CN cao su KV II (phần II)