CSVN – Với việc đưa khoảng 1.000 ha vào mở cạo mới trong năm 2018, công ty dự báo sẽ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng đủ lao động cho công việc khai thác mủ. Tuy nhiên, nhờ linh động, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Mom Ray đã có nhiều phương pháp để tuyển dụng được một lượng lớn lao động vào làm CN.
Công nhân đi giới thiệu lao động
Ông Trương Ly – TGĐ công ty, cho biết: “Trước tình hình khó khăn về LĐ cho mùa cạo mới, chúng tôi đã xác định mục tiêu là phải tìm đủ người. Chính vì thế, ngay sau Hội nghị NLĐ năm 2018, lãnh đạo công ty đã ban hành một số nội dung, quy chế về quyền lợi khi người LĐ vào làm CN. Cách làm của chúng tôi là tuyên truyền công tác tuyển dụng qua nhiều kênh. Cụ thể qua báo chí, trung tâm dịch vụ việc làm, trực tiếp đến các địa phương tuyển dụng, cử cán bộ đến một số địa phương có nguồn lực LĐ dồi dào…. Nhờ vậy, đến nay LĐ ổn định và đáp ứng được số diện tích đưa vào mở mới và cả những diện tích cũ”.
Theo cách này, lãnh đạo công ty đã cử cán bộ về một số tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Đăk Lăk, Đăk Nông… để tuyển dụng lao động. Tuy nhiên, một trong những cách đạt hiệu quả cao nhất trong tuyển dụng LĐ được công ty triển khai đó là cho chính những CN của các NT về nơi mình sinh sống để giới thiệu anh chị em trong họ hàng, bà con lối xóm. Lãnh đạo công ty hỗ trợ bằng cách cấp giấy giới thiệu và kinh phí cho CN về nghỉ phép khoảng 7 – 10 ngày.
Anh Lữ Văn Điệp – CN tổ 6, NT Mo Rai 2, chia sẻ: “Cách làm này rất hiệu quả, bản thân tôi được công ty cấp phép cho vợ chồng về quê nghỉ phép khoảng 15 ngày, trong thời gian này vợ chồng chúng tôi có nhiệm vụ trình báo với chính quyền địa phương và tuyên truyền để anh em trong gia đình, bà con hiểu rõ hơn về công việc làm cao su, thu nhập và điều kiện sinh sống… Sau thời gian phép, chúng tôi đã giới thiệu được 20 LĐ là người trong làng tại huyện Con Cuông, Nghệ An vào làm cao su”.
Cùng với anh Điệp, CN Nguyễn Lâm Trường – tổ 9, NT Mo Rai 1 đã về huyện Tương Dương giới thiệu được hàng chục người trong vòng 10 ngày. Còn CN Lương Thanh Thủy – tổ 4, NT Mo Rai 1 chỉ hơn tuần phép cũng tuyển dụng được từ 15 – 20 người.
Tạo điều kiện để CN gắn bó
Xác định phát triển cao su nơi biên giới sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, nhất là việc an cư. Vì thế, ngay từ những ngày đầu thành lập công ty đã có những dự án khu dân cư để thu hút lao động, cùng với đó là cấp đất làm nhà cho các hộ gia đình, làm nhà tập thể cho anh em độc thân… Đến nay, toàn công ty đã có 7 khu dân cư nằm rải khắp ở 4 nông trường, bình quân mỗi khu dân cư có sức chứa 100 hộ gia đình. Ngoài ra, còn có 2 khu dân cư của địa phương và 1 làng CN của Tổng LĐLĐ VN phối hợp với CĐ CSVN sắp triển khai trên địa bàn.
Tuy vậy, theo ông Ly, công tác sắp xếp nơi ở và tuyển dụng cũng gặp một số khó khăn. Thứ nhất là cơ sở vật chất của công ty chưa thể đáp ứng được cho một lượng lớn LĐ vừa tuyển dụng. Thứ hai, tư tưởng của nhiều thanh niên không muốn làm CN cao su mà chỉ muốn vào làm CN của các khu công nghiệp. Do đó, nhiều người còn giao động trong việc chọn lựa công việc.
“Về mặt chủ động, công ty đã chuẩn bị sẵn sàng từ việc đào tạo đến lo nơi ăn chốn ở, sắp xếp phần cây cho phù hợp với nơi ở để CN yên tâm làm việc. Ngoài ra, lãnh đạo công ty còn liên tục chỉ đạo các tổ chức đoàn thể tích cực quan tâm hơn đến đời sống của CN mới, nhất là Công đoàn thường xuyên thăm hỏi, động viên, tập huấn kiến thức cho CN khi sinh sống ở vùng biên”, ông Ly cho biết thêm.
VĂN VĨNH
Related posts:
- Nghĩa tình ở cao su Quảng Nam
- Vụ đề xuất chặt cao su nuôi bò ở Hà Tĩnh: Người trong cuộc nói gì?
- Nhiều biện pháp động viên tinh thần vật chất công nhân
- Hành trình 17 năm phát triển cao su miền núi phía Bắc: Thành quả trên vùng đất khó
- Đảng bộ Công ty CPCS Chư Sê – Kampong Thom: Góp phần thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Cam...
- Giá trị từ những lô cao su trồng xen canh
- Chặt cao su trồng tiêu: Nông dân lại "đánh bạc"
- Vững lòng "về đích"
- Cao su Phước Hòa: Chuyển đổi mạnh mẽ để phát triển bền vững
- Lợi nhuận sau thuế năm 2023 của Cao su Tân Biên vượt 73,39%
toi muon xin viec lam o cho cty minh, con vi tri nao k anh chi