CSVN – Vụ án chiếm dụng đất đai trái pháp luật của ông Nguyễn Văn Chí ở xã Hương Giang, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đối với Công ty TNHH MTV Cao su Hương Khê – Hà Tĩnh kéo dài nhiều năm nay.
Mặc dù Tòa án 2 cấp đã xử, án đã tuyên, Tòa án nhân dân tối cao cũng đã phê chuẩn, buộc ông Chí phải dời dọn toàn bộ cây cối, tài sản trên đất để trả lại mặt bằng cho Công ty TNHH MTV Cao su Hương Khê – Hà Tĩnh. Tuy nhiên từ năm 2011 đến nay, ông Lê Hữu Chí không tự nguyện thi hành và Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hương Khê vẫn không tổ chức cưỡng chế thi hành án trên diện tích 7ha này , trả lại đất cho doanh nghiệp.
Khu đất lô 17, khoảnh 6, tiểu khu 200 thuộc địa bàn xã Hương Giang, huyện Hương Khê do Lâm trường trồng rừng Hương Khê, nay là Công ty TNHH MTV Cao su Hương Khê – Hà Tĩnh quản lý theo QĐ 2134 ngày 16/11/1990 của UBND tỉnh Nghệ Tĩnh.
Tháng 7/1992, ông Lê Hữu Chí chiếm dụng để trồng cây cối vì cho rằng đất này thuộc sở hữu của mình. Năm 2009, Công ty TNHH MTV Cao su Hương Khê – Hà Tĩnh thực hiện san ủi để trồng rừng trên diện tích này thì xảy ra tranh chấp với ông Chí. Công ty đã phối hợp chính quyền các cấp đứng ra hòa giải nhưng bất thành. Đến ngày 2/8/2010 Công ty Hương Khê chính thức có đơn khởi kiện hộ ông Chí.
Ngày 27/5/2011, TAND huyện Hương Khê tuyên buộc ông Lê Hữu Chí di dời toàn bộ số cây keo, trả lại mặt bằng cho công ty. Công ty tự nguyện hỗ trợ cho ông Chí số tiền 25 triệu đồng di dời cây. Sau bản án sơ thẩm, ông Lê Hữu Chí đệ đơn kháng cáo. Ngày 28/8/2011, tại phiên phúc thẩm, TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm buộc ông Chí phải trả lại mặt bằng diện tích 7ha cho Công ty Cao su Hương Khê.
Ông Chí không chấp nhận thua kiện, tiếp tục gửi đơn kháng án lên TAND Tối cao. Đến ngày 2/6/2014, TAND Tối cao đã có thông báo giải quyết đơn đề nghị của ông Chí. Thông báo khẳng định: Không có cơ sở xác định ông Chí đã được giao phần đất 7ha từ năm 1992, mà đất này thuộc quyền sở hữu của Công ty Cao su Hương Khê nên việc ông lấn chiếm đất và trồng cây trên đất của Hương Khê là không đúng. Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã buộc ông Chí phải di dời cây keo để trả lại đất cho Công ty Hương Khê, ghi nhận việc công ty tự nguyện hỗ trợ cho ông Chí 25 triệu đồng chi phí di dời cây là phù hợp.
Do đó, không có căn cứ để kháng nghị bản án phúc thẩm trên theo thủ tục giám đốc thẩm. Cuối năm 2014, UBND huyện, Chi cục Thi hành án (THA) dân sự huyện Hương Khê ra quyết định “cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất” đối với hộ ông Chí. Tuy nhiên qua 2 năm thì quyết định này vẫn chưa được thực hiện, trả lại đất cho doanh nghiệp. Mới đây nhất, đầu tháng 8/2016, ông Chí còn tự ý khai thác và trồng keo mới trên diện tích đất đã được tòa phân xử.
Lý giải vấn đề vấn đề này, ông Lê Ngọc Huấn – Chủ tịch UBND huyện Hương Khê – Chủ tịch HĐTHA cho rằng sở dĩ chưa thi hành án là vì bản án sơ thẩm và phúc thẩm có sự vênh nhau trong việc áp dụng luật Đất đai năm 2003 và 1993 để xét xử; bản án sơ thẩm ghi yêu cầu ông Chí phải di dời cây và nói vị trí ranh giới rõ ràng nhưng phúc thẩm lại không ghi và không nói rõ vị trí ranh giới. Ngoài ra một số tình tiết chưa được xem xét.
Tuy nhiên theo Luật sư Phan Văn Chiều, văn phòng luật sư An Phát, sai sót ở bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Hà Tĩnh chỉ là về lỗi chính tả, nội dung giải quyết của vụ án qua 2 bản án đều có sự thống nhất. Cụ thể, bản án phúc thẩm, TAND tỉnh Hà Tĩnh đánh máy sai căn cứ áp dụng pháp luật từ năm 2003 thành năm 1993, trích dẫn các Điều 5, 9, 10, 15, 105, 107 đều thống nhất với bản án sơ thẩm. Lỗi này chỉ cần có văn bản đề nghị thì TAND tỉnh Hà Tĩnh sẽ giải thích, đính chính; sai sót này không ảnh hưởng đến nội dung giải quyết vụ án.
Lê Na
Related posts:
- Công đoàn Cao su Sơn La chăm lo tốt đời sống người lao động
- Đảng bộ cao su Việt Lào: Điển hình trong công tác xây dựng Đảng
- Những "nữ tướng kỹ thuật" trên vùng đất Tây Nguyên
- Cao su Bà Rịa: Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững
- Cao su Việt Lào: Nhiều giải pháp đảm bảo hiệu quả cao
- Cao su Sơn La đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid - 19 để sản xuất
- Cao su Chư Păh trao 2.380 hộp khẩu trang cho người lao động
- Dân vận khéo ở nông trường xã gào
- Thợ giỏi cao su Quảng Nam hào hứng luyện rèn chờ ngày hội lớn
- Tổ 3 tấn liên tục nhiều năm liền ở Cao su Phú Riềng