CSVN – Đặt vấn đề cạo đèn hay không cạo đèn và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe người công nhân (CN), hết các ý kiến của lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, người CN tại các công ty Tây Nguyên cho rằng, do đặc thù vùng miền, khu vực Tây Nguyên nếu không cạo sớm sẽ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng.
Theo ông Vương Đức Thông – Chủ tịch Công đoàn Cao su Chư Sê thì, “Về nguyên tắc thì không được cạo đêm, cạo đèn. Nhưng đặc thù của vùng miền là rất khác nhau, TN thể hiện rõ ràng 2 mùa mưa nắng, lượng gió trên vùng này khá lớn, nếu cạo muộn sẽ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng bởi gió sẽ làm khô miệng cạo”.
Còn CN Đỗ Thị Nguyên của NT K’Dang – Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang cho rằng: “Cạo đêm tất nhiên là mệt mỏi hơn nhưng sinh lý cây cao su theo vùng miền là khác nhau, ai chẳng muốn ngủ đến sáng rồi đi cạo, nhưng ở đây mà chờ đến sáng mới đi cạo thì chẳng có mủ”.
Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum, ông Trần Văn Phong phân tích: “Giữa TN và miền Đông, khí hậu, thời tiết và cao trình khác nhau hoàn toàn. Miền Đông phù hợp cho cao su phát triển nên gọi là vùng truyền thống. Ở TN, đơn vị nào cũng có diện tích ở cao trình lớn so với mực nước biển, gió nhiều và mạnh. Đặc điểm của vùng này là ngày nắng nóng, lại gió, về đêm thì lạnh. Nếu cạo chế độ D4 thì mỗi người CN phải cạo 4 phần, mất khoảng 4 – 5 tiếng đồng hồ mới xong, nếu ở TN bắt đầu cạo từ lúc 5 giờ sáng thì phải đến 9 giờ mới xong công việc, có lẽ thời gian này cũng chẳng còn mủ vì mặt cạo đã bị gió làm khô hoàn toàn”.
Chia sẻ về vấn đề này, chị Huỳnh Thị Thi, một CN cạo mủ trên 20 năm đã nghỉ hưu của Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang bày tỏ: “Đối với TN không thể chờ thấy mặt cạo mới tiến hành cạo, lúc trước ngành cao su cũng cấm cạo đèn, cạo đêm nhưng không có tác dụng vì cạo đêm thì vườn cây TN mới có mủ, nếu bắt cạo khi thấy rõ miệng cạo thì người CN chẳng được bao nhiêu mủ, áp lực sản lượng giao khoán, áp lực tiền lương là rất lớn nên không cạo đèn là không được”. Rõ ràng rất khó để nói việc không cạo đèn có thể áp dụng chung cho toàn ngành mà cần căn cứ vào từng vùng miền cụ thể.
Q. Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh, ông Phạm Đình Luyến – người gắn bó với công việc kỹ thuật nông nghiệp rất lâu khẳng định: “TN năng suất đã thấp, nếu chờ rõ mặt cạo mới cạo thì năng suất có khả năng không đạt, cạo đèn hay không cạo đèn cần căn cứ vào tình hình của từng vùng miền cụ thể”. “Miền Đông mưa thuận gió hòa, đất phù hợp, cao trình thấp, trình độ tay nghề của CN cũng tốt hơn vùng TN, nên không thể so sánh các đơn vị khác vùng miền với nhau. Biết rằng, cạo đêm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng không cạo sớm thì TN không có mủ”, ông Phong cho biết thêm
Gia Linh
Related posts:
- Phun thuốc phòng phấn trắng tiết giảm chi phí, hiệu quả cao
- Vững bước tiến vào CLB 2 tấn/ha
- Cao su Sơn La: Ổn định việc làm, nâng cao thu nhập
- Xử lý bệnh thối cổ rễ
- Giải pháp đồng bộ cho cao su miền núi phía Bắc
- Công nghệ xử lý nước thải của cao su Bình Long nhận giải sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
- 23 phòng kiểm nghiệm cao su đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025
- Cao su Kon Tum: Tìm biện pháp hữu hiệu thích ứng với thời tiết
- Chuyện về một Tổ trưởng Tổ cơ giới: "Nghe đất thở, nghe cây lên tiếng"
- Thu mủ bằng ống và bao PE
Tôi rất thích cạo đen vì như thế sẽ cho năng suất cao. Cạo đèn ban đêm rất dễ chịu, nếu để sáng mà cạo thì trời nắng chiếu vào mắt làm sao công nhân thấy đường mà cạo được chứ…Nói chung cạo đèn là ok.