Để đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy của kết quả thử nghiệm tại các phòng kiểm nghiệm trong ngành cao su, từ năm 1985, một số CTCS trong ngành đã thành lập phòng kiểm nghiệm và hình thành hệ thống kiểm tra chất lượng cao su. Đến nay, toàn ngành có tổng cộng 28 phòng kiểm nghiệm cao su thuộc các doanh nghiệp trong và ngoài VRG.
Tham gia kiểm tra chéo: Nhiều lợi ích thiết thực
Ông Bùi Quang Trương Thuận – Trưởng phòng Quản lý chất lượng sản phẩm, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê, cho biết trong tình hình thị trường cao su ảm đạm như hiện nay, đối với Cao su Chư Sê, khách hàng luôn yêu cầu cải tiến chất lượng, thay đổi tính chất các chỉ tiêu, thì kiểm tra chéo là phương thức để đánh giá, chứng minh và tạo sự tin cậy lớn với khách hàng.
“Kết quả kiểm tra chéo trong ngành có đóng góp vô cùng quan trọng, là minh chứng khách quan nhất của bên thứ ba về năng lực kỹ thuật trong việc đánh giá công nhận VILAS của Văn phòng Công nhận chất lượng. Thông qua kiểm tra chéo, Phòng Quản lý chất lượng sản phẩm công ty nhận biết được mức độ đạt được trong kiểm nghiệm. Từ mức độ đạt được, Phòng sẽ biết được những đặc điểm phù hợp hay không, đây là cơ sở để truy tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Đây được xem là sự đánh giá chất lượng hàng năm của công ty”, ông Thuận cho hay.
[cow_johnson general_float=”right” general_clear=”none” general_width=”230″ general_bgcolor=”#006400″ general_color=”#ffffff”]Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 là gì?ISO/IEC 17025 có tên gọi đầy đủ là Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn. Đây là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng áp dụng chuyên biệt cho phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn, do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO ban hành.
Tiêu chuẩn này được tích lũy kinh nghiệm nhiều năm trong việc tìm kiếm một chuẩn mực chung cho hệ thống quản lý dành cho các phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn nhằm đảm bảo kết quả đo lường/thử nghiệm đạt được kết quả tin cậy nhất.[/cow_johnson]
Còn theo bà Lê Thị Lệ Hằng – Phó phòng Quản lý chất lượng, TCT Cao su Đồng Nai, thực hiện kiểm tra chéo có nhiều lợi ích. Cụ thể, kiểm tra chéo phù hợp với các điều khoản của tiêu chuẩn Việt Nam ISO/IEC 17025, trong việc hỗ trợ xác định các vấn đề phát sinh do sự chênh lệch hướng trong khi thực hiện các phép thử nghiệm; hỗ trợ đánh giá các kết quả thử nghiệm; đảm bảo chất lượng kết quả thử nghiệm…
Trong khi đó, Phó TGĐ VRG Lê Xuân Hòe, đánh giá kết quả tham gia kiểm tra chéo không chỉ đánh giá chất lượng kiểm nghiệm, tay nghề kiểm nghiệm viên, mà là bằng chứng để các phòng được đánh giá công nhận ISO/IEC 17025 và duy trì hiệu lực VILAS. “Muốn tiêu thụ được nhiều cao su phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Để chất lượng sản phẩm ngày càng cao thì hoạt động của phòng kiểm nghiệm phải tốt. Khi giá cao su xuống thấp, chất lượng sản phẩm càng phải được chú trọng, nhằm tạo uy tín với khách hàng”, ông Hòe chỉ đạo.
Hoạt động kỹ thuật quan trọng
Trải qua 25 năm từng bước phát triển, đến nay hoạt động thử nghiệm thành thạo thông qua kiểm tra chéo đã trở thành một trong những hoạt động kỹ thuật quan trọng và tổ chức thường niên cho toàn hệ thống kiểm nghiệm và quản lý chất lượng cao su của các công ty trong và ngoài VRG.
Bà Nguyễn Thị Thanh Ngọc – Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Chất lượng Cao su Thiên nhiên (Viện Nghiên cứu Cao su VN), cho biết nhận thức được tầm quan trọng của chương trình kiểm tra chéo, số lượng các đơn vị tham gia tăng dần qua từng năm. “Từ chương trình đầu tiên năm 1989 chỉ có 6 phòng tham gia kiểm tra chéo, so sánh đánh giá kết quả trên 7 chỉ tiêu kiểm nghiệm cao su khối định chuẩn kỹ thuật. Đến nay, sau 25 năm thực hiện, Viện đã tổ chức được 2 chương trình thử nghiệm thành thạo thông qua kiểm tra chéo trên hai loại mẫu gồm SVR và Latex cô đặc. Nhờ tham gia kiểm tra chéo, đến nay hệ thống quản lý chất lượng trong toàn ngành đã có 23 phòng kiểm nghiệm cao su đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025”, bà Ngọc cho hay.
Để nâng cao chất lượng và uy tín cao su Việt Nam, từ nay đến năm 2019, Trung tâm Quản lý Chất lượng Cao su thiên nhiên tiếp tục phát huy hiệu quả của công tác tổ chức kiểm tra chéo trong ngành. Đồng thời, xây dựng hệ thống tổ chức các chương trình kiểm tra chéo và xin công nhận theo chuẩn mực ISO/IEC 17043:2010 để các chương trình thử nghiệm thành thạo do Viện tổ chức ngày càng nâng cao về chất lượng.
Bài, ảnh: Phan Thắng
Related posts:
- Tập trung cải tiến năng suất, chất lượng, hiệu quả trong nông nghiệp
- Cân nhắc khi chọn giống tái canh
- Luôn gắn chặt lợi ích người lao động với lợi ích vườn cây
- Sáng kiến giúp giảm chi phí sản xuất ván MDF mỗi năm hàng trăm triệu đồng
- Không bón phân vườn cây khai thác
- Một số lưu ý về trồng xen tại Tây Nguyên
- NT Lai Uyên: 16 năm liền đạt năng suất 2 tấn/ha
- Cao su Đồng Nai bứt phá, vươn lên trở thành điểm sáng trong lĩnh vực nông nghiệp
- MDF VRG Kiên Giang: Chủ động nguồn nguyên liệu, tín hiệu khả quan
- Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ chất thải