CSVNO – Năm 2023, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (Viện) đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực trong công tác nghiên cứu khoa học công nghệ và chuyển giao kỹ thuật. Đó là thông tin tại Hội nghị Đại biểu Người lao động năm 2024 và tổng kết hoạt động năm 2023, đưuợc Viện tổ chức ngày 12/3.
Đạt kết quả tích cực trong công tác nghiên cứu khoa học công nghệ
Trong năm 2023, Viện tiếp tục thực hiện 2 đề tài cấp Tập đoàn, gồm đề tài “Bảo tồn nguồn gen cây cao su tại Việt Nam giai đoạn 2016-2022”, đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình phòng trị bệnh lá đốm tròn trên cây cao su tại Việt Nam” và 2 dự án gồm: Dự án Khuyến nông quốc gia “Xây dựng mô hình sản xuất cao su Tiểu điền bền vững” tại Bình Thuận, Bình Phước và Kon Tum. Tham gia thực hiện Dự án đa phương quốc tế (FORSEA) về “Triển vọng sản xuất cao su thiên nhiên ở Đông Nam Á trong điều kiện của biến đổi khí hậu và khan hiếm lao động”.
Các đề tài/dự án cấp Viện đã và đang xây dựng, thực hiện: Chương trình tạo tuyển giống cao su địa phương hóa; đã thực hiện và nghiệm thu kết quả đề tài “Xây dựng quy trình công nghệ thu hồi amoniac và sản xuất phân bón từ mủ skim”. Công bố 2 báo cáo được đăng tải trên các tạp chí khoa học trong nước, có 3 báo cáo trình bày tại các hội nghị và hội thảo chuyên ngành trong nước và quốc tế. Viện cũng có nhiều bài báo đăng tải trên Tạp chí Cao su Việt Nam. Ngoài ra, Viện đã triển khai thực hiện 8 đề tài phối hợp với các công ty cao su trong Tập đoàn về các lĩnh vực giống, kỹ thuật canh tác, bảo vệ thực vật và thu hoạch mủ.
Bên cạnh đó, Viện còn thực hiện các hoạt động liên quan đến KHCN, hợp tác quốc tế như: Tiếp tục duy trì hiệu lực cho 1 nhãn hiệu (RRIV) và 1 Giải pháp hữu ích; Đã nộp đơn đăng ký 1 sản phẩm mới với Cục sở hữu trí tuệ về “Quy trình công nghệ thu hồi amoniac”. Trao đổi với CIRAD (Pháp) và tiếp nhận thành công 12 giống cao su chống chịu bệnh rụng lá Nam Mỹ (SALB) đưa vào chương trình lai tạo giống của Việt Nam. Phối hợp với Công ty Deroose Plant (Bỉ) về Chương trình nghiên cứu phát triển cây cao su nuôi cấy mô tại Việt Nam, tiếp nhận 4 giống cao su mới bằng nuôi cấy mô để trồng thử nghiệm tại Lai Khê. Trong năm 2023, cán bộ của Viện đã tăng cường hoạt động trong IRRDB và ANRPC, đã tham dự các phiên họp, trao đổi quốc tế tại Philipines, Thái Lan và Malaysia.
Về công tác chuyển giao kỹ thuật năm 2023, Viện tiếp tục giữ vững nhịp độ phát triển các hoạt động tư vấn, chuyển giao kỹ thuật phục vụ sản xuất, chú trọng việc nâng cao chất lượng chuyển giao. Trong đó nổi bật các hoạt động tư vấn cung cấp cây con đảm bảo chất lượng đúng giống theo vùng trồng. Khảo sát và phân hạng đất, chẩn đoán dinh dưỡng cho các công ty trong ngành. Thực hiện tư vấn và chuyển giao các biện pháp phòng trị bệnh hại hiệu quả trên vườn cao su. Tư vấn và chuyển giao các kỹ thuật thu hoạch mủ tiến bộ cho sản xuất theo hướng giảm công lao động, nâng cao và ổn định sản lượng. Phân tích kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm cao su thiên nhiên cho các đơn vị. Nhìn chung công tác chuyển giao kỹ thuật của Viện đã góp phần nâng cao năng suất của các đơn vị trong ngành và hoạt động này tiếp tục được các đơn vị tin tưởng hợp tác.
Công tác thu hoạch mủ toàn Viện năm 2023 được 799,72 tấn mủ quy khô, đạt 105,2% kế hoạch Tập đoàn giao, về đích trước 7 ngày. Doanh thu thực hiện năm 2023 hơn 110 tỷ đồng đạt 110%. Chỉ tiêu lợi nhuận 9,739 tỷ đồng đạt 143%. Nộp ngân sách Nhà nước 4,571 tỷ đồng, đạt tỉ lệ 104%. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2023 hơn 12 triệu đồng/người/tháng.
Chăm lo tốt đời sống người lao động
Viện Nghiên cứu Cao su cũng là một đơn vị năng nổ trong thực hiện công tác chăm lo đời sống, đảm bảo các chế độ, chính sách cho người lao động và công tác xã hội.
Năm qua, Viện đã tổ chức thăm hỏi 21 lượt đoàn viên với số tiền trên 10 triệu đồng. Tiếp tục có hình thức hỗ trợ đoàn viên gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cụ thể đã tổ chức quyên góp nội bộ (qua hình thức Thư ngỏ) trong đoàn viên Công đoàn Viện để trao số tiền 45 triệu đồng cho đoàn viên tại Trạm Thực nghiệm Cao su Suối Kiết.
Viện thực hiện chi thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 cho người lao động với mức bình quân hơn 14,8 triệu đồng/người. Chi nghỉ dưỡng năm 2024 cho người lao động mức 3 triệu đồng/người.
Đồng thời, Công Đoàn Viện cùng các Công đoàn cơ sở trực thuộc tặng phần quà tết cho toàn thể đoàn viên với giá trị 350 ngàn đồng/phần, tổng kinh phí 63 triệu đồng. Tổ chức trao 31 phần quà tết cho các đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn do Công đoàn Cao su Việt Nam tặng tại 5 Công đoàn cơ sở. Bố trí đưa đón 10 công nhân lao động thuộc các đơn vị tại Lai Khê, dự chương trình “Tết Sum vầy – Xuân gắn Kết” do Công đoàn Cao su Việt Nam tổ chức. Thực hiện các nội dung cảm ơn người lao động, hỗ trợ đoàn viên khó khăn… theo nội dung Liên tịch “Tháng Công nhân” và Tháng ATVSLĐ năm 2023 với kinh phí trên 50 triệu đồng.
Tại Công đoàn cơ sở Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao Kỹ thuật Tây Nguyên (Gia Lai), để đảm bảo sức khỏe cho người lao động và phục vụ tốt công tác khai thác, chế biến mủ, Công đoàn tiếp tục phối hợp với chuyên môn duy trì bếp ăn giữa ca, tổ chức nấu ăn giữa ca thành bữa chính cơm trưa cho toàn thể người Lao động tại Trạm TNCS Tây Nguyên với đơn giá 20.000 đồng/suất cơm, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm…
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Mùi – Phó Chủ tịch Công đoàn Cao su Việt Nam cho biết: “Tôi xin chúc mừng và ghi nhận những nỗ lực của Công đoàn Viện thời gian qua. Các hoạt động của Viện trong công tác chăm lo đời sống cho người lao động đã giúp cho đời sống người lao động tốt hơn, mức thu nhập đạt ở mức cao so với mặt bằng chung của toàn Tập đoàn, đây là một kết quả đáng được biểu dương. Tôi mong rằng lãnh đạo Viện tiếp tục phát huy và quan tâm hơn nữa trong công tác chăm lo người lao động trong thời gian tới”.
Tiếp tục phát triển chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ
Năm 2024, Viện Nghiên cứu Cao su tiếp tục phối hợp cùng chính quyền ký kết công văn Liên tịch tổ chức phong trào thi đua hoàn thành các chỉ tiêu về nghiên cứu, chuyển giao, đào tạo, dịch vụ tư vấn khoa học kỹ thuật và thu hoạch mủ cao su.
Về công tác chăm lo đời sống, đảm bảo các chế độ, chính sách cho người lao động và làm tốt công tác xã hội, Viện sẽ thực hiện giám sát thường xuyên tại chỗ việc cấp phát các mặt hàng bồi dưỡng độc hại cho người lao động cũng như định kỳ giám sát công tác ATVSLĐ tại các đơn vị trong Viện. Kịp thời thăm hỏi đoàn viên khi có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo. Tham gia đầy đủ trong các Hội đồng xét nâng bậc lương định kỳ, khen thưởng thi đua cho đoàn viên, người lao động. Duy trì các hoạt động của phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp” nơi làm việc thông qua việc thường xuyên chăm sóc cảnh quang khuôn viên các văn phòng làm việc. Tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do Công đoàn Cao su Việt Nam phát động.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Phạm Hải Dương – Phó Tổng Giám đốc VRG, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao su cho biết: “Năm 2023 trước tình hình khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành cao su nói riêng, Viện Nghiên cứu Cao su đã nỗ lực và đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ mà Tập đoàn giao. Năm 2024 tôi hết sức tin tưởng Viện sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, năng lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Để đạt được kết quả tốt hơn, tôi đề nghị Viện chú trọng thực hiện tập trung kiện toàn ban chấp hành Đảng ủy từ bộ máy quản lý của Viện đến các đơn vị trung tâm. Luôn tìm hiểu các giải pháp công nghệ mới, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để có kết quả chuyển giao khoa học công nghệ hiện quả hơn. Tiếp tục các hoạt động nghiên cứu phù hợp với tình hình mới, chú trọng công tác chuyển đổi số. Áp dụng các giải pháp và phương pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động…”.
HẰNG NY – HOÀNG KHẢI
Related posts:
- An cư lạc nghiệp bên tán rừng cao su
- Cao su Chư Păh: Giữ vững danh hiệu "Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động"
- Noong Hẻo vững tin đón “vàng trắng”
- Nông trường I giải nhất Hội thi Bàn tay vàng Cao su Chư Mom Ray
- Cao su Phú Riềng chuẩn bị chu đáo trường thi
- Sôi nổi thi đua nước rút vượt khó hoàn thành kế hoạch
- Cao su Hà Giang: Thành quả trên vùng đất khó
- Cao su Bình Long sôi nổi ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Lá cờ đầu vượt mức kế hoạch sản lượng ở Cao su Đồng Nai
- Các đơn vị miền núi phía Bắc năm 2021: Dự báo có nhiều khởi sắc