CSVN – Với xu thế chuyển đổi số chung của cả nước và toàn Tập đoàn, thời gian qua, Ban Thị trường Kinh doanh (TTKD) VRG đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các nền tảng công nghệ số trong công tác phân loại, chăm sóc và mở rộng khách hàng. Ban đã triển khai ứng dụng quản lý và chăm sóc khách hàng thông qua phần mềm, từng bước số hóa phân loại khách hàng để có chính sách và tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.


Cụ thể phần mềm giúp ghi nhận các hành vi của khách hàng tiềm năng khi truy cập website/ landingpage; tương tác trên mạng xã hội; mở mail… để đo lường mức độ quan tâm của khách. Thông tin khách hàng (thông tin cá nhân, thông tin liên hệ, phân loại, phân nhóm khách…), lịch sử tương tác, giao dịch và chăm sóc khách hàng.
Qua đó, Ban sẽ từng bước phân bổ nhân sự có thế mạnh phù hợp với từng giai đoạn để có thể nắm bắt được các điểm còn hạn chế hoặc lỗ hổng trong từng khâu bán hàng để khắc phục kịp thời. Quản lý, giao mục tiêu và tới từng nhân viên ngay trên phần mềm quản lý mọi hoạt động của nhân viên kinh doanh từ gửi email, gọi điện chào hàng tới tiếp xúc trực tiếp, lên đơn hàng, gửi báo giá…
Thông qua các báo cáo đo lường tỉ lệ chuyển đổi của phần mềm qua từng giai đoạn giúp nâng cao hiệu quả chuyển đổi cơ hội thành khách hàng. Phần mềm cũng giúp báo cáo phân tích năng suất nhân viên, giúp dễ dàng đánh giá hiệu quả kinh doanh và hỗ trợ kịp thời vào từng thời điểm.

Việc chuyển đổi số trong lĩnh vực hoạt động của Ban đang được đẩy mạnh và đặt mục tiêu chính trong năm 2022, các hoạt động của Ban từng bước được thử nghiệm quản lý giao việc và báo cáo công việc hàng ngày, thông qua việc thuê phầm mềm ứng dụng “Quản lý công việc”. Phần mềm này đang được nhiều công ty lớn sử dụng, với nhiều tính năng vượt trội nhằm làm quen và trải nghiệm để có thể học hỏi tích lũy kinh nghiệm. Thời gian tới, Ban sẽ ứng dụng viết hoặc đề xuất trang bị đồng bộ toàn bộ hoạt động của Ban với Tập đoàn.
Xét trên phạm vi toàn cầu, thương mại điện tử xuyên biên giới tăng trưởng rất nhanh và trở thành xu thế nổi bật của thương mại trong những năm gần đây và cả trong thời gian tới. Kế hoạch trong năm 2022, Ban sẽ cố gắng hoàn thiện trang web thương mại giới thiệu hàng hóa cao su của Tập đoàn lên website con của Tập đoàn, nhằm từng bước số hóa các chương trình hoạt động của Ban đặc biệt trong công tác bán hàng. Xu hướng chuyển đổi số từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số được coi là giải pháp hữu hiệu, tạo động lực, giúp thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu.
TUỆ LINH (ghi)
Related posts:
Cao su Dầu Tiếng phấn đấu thu nhập người lao động từ 8,5 triệu đồng trở lên
"Giải thưởng tiếp thêm động lực để thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ"
Nỗ lực tìm kiếm khách hàng trong tư vấn đầu tư, thi công xây dựng
VRG khai mạc Hội thao khu vực II
Ngành cao su: Nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp hữu cơ
Công đoàn Cao su VN trao tặng 13 căn nhà và nhiều thiết chế văn hóa
Trực tiếp khai mạc Hội thao CNVC LĐ VRG khu vực IV
Bà Lý Thiện Nữ - Chủ tịch Công đoàn Cao su Dầu Tiếng: "Triển khai 5 giải pháp đổi mới phương thức ho...
Trên 98% sản phẩm Cao su Dầu Tiếng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
Phát triển năng động, tích cực hỗ trợ nhà đầu tư