19 công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong ngành cao su

CSVN – Từ ngày 1/3/2021, Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có hiệu lực, danh mục nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được áp dụng theo Thông tư này. So với quy định trước đây, danh mục nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã được bổ sung thêm số lượng đáng kể các nghề, trong đó có lĩnh vực cao su, gồm 19 công việc như sau:

Công nhân chế biến cao su. Ảnh: Tùng Châu
TTTên nghề hoặc công việcĐặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc
 Điều kiện lao động loại V
1Phun thuốc bảo vệ thực vật vườn cây cao suLàm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, độc hại và tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần
2Khai thác mủ cao suLàm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật
3Chế biến mủ cao suNơi làm việc ẩm ướt, công việc thủ công, rất nặng nhọc, chịu sự tác động của tiếng ồn lớn và các hóa chất độc như NH3, acid axetic, acid focmic
4Ngâm tẩm gỗ cao su bằng hóa chất chống mối mọtCông việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của các hoá chất độc mạnh như Borax, Boric, f-Clean…
 Điều kiện lao động loại IV
1Lưu hóa các sản phẩm cao suTiếp xúc với nhiệt độ cao và hóa chất, mùi hôi trong thời gian dài, có nguy cơ bị bỏng nhiệt
2Trồng và chăm sóc cây cao suLàm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi và các vi sinh vật gây bệnh.
3Lái xe vận chuyển mủ cao suNặng nhọc, căng thẳng thần kinh tâm lý, ồn, rung, nguy hiểm. Vệ sinh bồn chứa mủ hàng ngày: tư thế gò bó tiếp xúc mủ cao su, hóa chất độc hại (axít). Trong quá trình vận chuyển tiếp xúc với mủ cao su
4Bảo vệ lô cao suThường xuyên đi tuần tra trong lô, tiếp xúc các điều kiện lao động xấu hoặc nguy cơ bị trộm mủ tấn công.
5Quản lý (Tổ trưởng) khai thác mủ cao suTiếp xúc chung với môi trường lao động như công nhân nhưng không trực tiếp sản xuất nên ít nặng nhọc hơn công nhân
6Bốc vác mủ trên vườn cây cao suNơi làm việc ẩm ướt, công việc thủ công, bới chọn, bốc vác mủ cao su rất nặng nhọc, chịu tác động của các hoá chất độc như NH3, axít focmic…
7Sửa chữa, bảo trì cơ điện trong nhà máy chế biến mủ cao suLàm việc trong môi trường hóa chất như axit, bazo, dầu nhớt thải và mùi hôi từ mủ cao su, tư thế lao động gò bó.
8Lái xe nâng trong nhà máy chế biến mủ cao suThường xuyên tiếp xúc với hóa chất, mùi hôi của mủ cao su
9Bảo vệ nhà máy chế biến mủ cao suHàng ngày tiếp xúc với mùi hôi từ mủ cao su và làm việc chung trong môi trường với công nhân chế biến mủ cao su.
10Kiểm tra chất lượng sản phẩm mủ cao su (KCS)Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, mủ cao su
11Cưa cắt gỗ cao su ngoài lô bằng máy cơ giới, máy cưa cầm tayLàm việc ngoài trời trong các lô cao su thanh lý, công việc nặng nhọc: rung, tiếng ồn lớn, môi trường nóng ẩm, ánh sáng hạn chế, nguy hiểm, tiếp xúc vi sinh vật có hại trong môi trường ẩm thấp.
12Cưa xẻ gỗ cao su trong xưởng bằng máy cơ giới (cưa máy, cưa đĩa)Môi trường lao động tiếng ồn lớn, rung, bụi từ mùn cưa. Tiềm ẩn rủi ro lưỡi cưa gãy.
13Vận hành nồi hơi sấy gỗ cao suNồi nơi nằm trong danh mục thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt kiểm định theo định kì. Nhiệt độ cao, nguy hiểm khi gặp sự cố, hóa chất độc hại.
14Cán luyện mủ cao su để sản xuất sản phẩm cao suCông việc nặng nhọc, độc hại, tiếp xúc nhiệt độ cao, bụi, SO2, H2S vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
15Xử lý nước thải tại nhà máy chế biến mủ cao suLàm việc ngoài trời, tiếp xúc với hóa chất độc hại. Làm việc ở khu vực có nhiều hồ, hố sâu nguy hiểm. Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại để xử lý nước thải, làm việc trực đêm để pha hóa chất xử lý nước thải theo hoạt động của nhà máy chế biến mủ.