Tăng tỷ lệ nữ tham gia vào bộ máy lãnh đạo

CSVN – Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nữ CNVC LĐ trong việc tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trong hoạt động Vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới 2016 (VSTBPN), Ban VSTBPN VRG đã lên chương trình kế hoạch hành động giai đoạn 2016-2020.
Ảnh: Tùng Châu
Ảnh: Tùng Châu
6 mục tiêu chính cho chương trình hành động

Theo chương trình, Ban VSTBPN các đơn vị thành viên tổ chức thực hiện theo kế hoạch, có tổ chức sơ kết, tổng kết hàng năm. Các đơn vị xây dựng và có báo cáo định kỳ về hoạt động VSTBPN và bình đẳng giới cấp mình 6 tháng/lần về Ban VSTBPN VRG.

Trên cơ sở mục tiêu đề ra 5 năm, từng bước xác định chương trình hành động cụ thể từng năm để phấn đấu đạt những mục tiêu vì sự tiến bộ phụ nữ CNVC LĐ VRG đến năm 2020.
Cụ thể, mục tiêu thứ nhất: Tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nữ CNVCLĐ. Mục tiêu thứ 2: Thực hiện các quyền bình đẳng của nữ trong lĩnh vực lao động và việc làm. Mục tiêu 3: Thực hiện các quyền bình đẳng của nữ trong đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ. Mục tiêu 4: Thực hiện các quyền bình đẳng của nữ CNVCLĐ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Mục tiêu thứ 5: Thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ, phấn đấu tăng tỷ lệ nữ tham gia vào bộ máy lãnh đạo các cấp; Mục tiêu thứ 6: Tăng cường năng lực hoạt động của VSTBPN các cấp trong Tập đoàn.

[stextbox id=”stb_style_259398″]Thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ, phấn đấu tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia vào bộ máy lãnh đạo các cấp. Tăng cường năng lực hoạt động Ban VSTBPN các cấp trong toàn VRG.[/stextbox]

Các nội dung chương trình, kế hoạch hành động sẽ được triển khai thực hiện từ năm 2016. Trong thời gian tới, Ban VSTBPN các cấp cần xây dựng chương trình hành động cụ thể, phối hợp với các đoàn thể thực hiện đạt hiệu quả cao nhất có báo cáo tổng kết về Ban VSTBPN Tập đoàn.

Chú trọng nâng cao trình độ, năng lực cho lao động nữ

Theo nội dung chương trình, sẽ chú trọng tăng thu nhập, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nữ CNVC LĐ thông qua các chế độ tiền lương, tiền thưởng đảm bảo công bằng hợp lý. Quan tâm tạo nguồn và phát triển nguồn quỹ hỗ trợ vốn cho nữ CNVCLĐ phát triển kinh tế gia đình tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Đặc biệt quan tâm tới nữ là người DTTS vùng sâu, vùng xa. Giúp chị em biết cách sử dụng nguồn vốn để phát triển ổn định kinh tế gia đình, xây dựng gia đình theo tiêu chí “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

Mở rộng và tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT, tạo điều kiện sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng đến nữ CNVC LĐ, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa nhằm mở mang kiến thức và làm phong phú hơn đời sống tinh thần cho nữ CNVC LĐ.

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, chính sách liên quan đến công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong toàn ngành. Phối hợp tổ chức các hoạt động thiết thực hướng đến kỷ niệm 87 năm truyền thống ngành Cao su Việt Nam (28/10/1929-28/10/2016).

Bên cạnh đó, thực hiện các quyền bình đẳng của nữ CNVC LĐ trong lĩnh vực lao động, việc làm. Bảo đảm điều kiện việc làm cho lao động nữ, nghiên cứu đề xuất và thực hiện tốt các chế độ chính sách, bố trí sắp xếp công việc, giao định mức khoán phù hợp. Thực hiện tốt chế độ thi đua khen thưởng đối với các lao động nữ đạt danh hiệu như Lao động giỏi, Chiến sỹ thi đua, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, gia đình văn hóa, kế hoạch hóa gia đình. Phát triển phong trào xây dựng gia đình văn hóa, phấn đấu đạt từ 80% trở lên các gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” với chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”…

Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, tay nghề chuyên môn, nghiệp vụ. Xem xét lựa chọn nữ CNVC LĐ tiêu biểu đề xuất có thẩm quyền khen thưởng nhằm động viên tinh thần học tập, sáng tạo của nữ CNVC LĐ.

Minh Tâm. Ảnh: Tùng Châu