CSVNO – Thời buổi khó khăn, doanh nghiệp thì tạo mọi điều kiện tốt nhất để người công nhân trồng xen canh trên vườn cao su, còn NLĐ cũng chủ động tìm kiếm hình thức kinh tế gia đình phù hợp để ổn định cuộc sống.
Xuất phát từ tình hình thực tế ấy, trên địa bàn Tây Nguyên đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mới mang lại hiệu quả cao, điển hình như gia đình CN Trần Duy Dương – Lê Thị Hồng Hạnh ở Đội 3, NT Thống Nhất – Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông với mô hình kinh tế VAC kiểu mới.
Trong câu chuyện về đời sống người công nhân cao su lúc mất giá, gặp nhiều khó khăn, chị Hạnh bày tỏ: “Trong lúc lương bổng khó khăn thế này, cả 2 vợ chồng lương tháng cũng được khoảng trên 6 triệu nhưng có đủ thứ phải chi tiêu nên hết sức khó khăn, gia đình nào cũng phải cố gắng làm thêm cái gì đó mới đủ trang trải. Thực ra, chúng tôi cũng không có gì đáng nói chỉ có ít cà phê, chút ao thả cá và vườn của bố mẹ để lại, nhưng chúng tôi còn trẻ cần phải cố gắng tìm kiếm hướng đi mới cho kinh tế gia đình nhằm từng bước thoát khỏi đói nghèo”.
Trong hoàn cảnh hiện nay, dù đã có nhiều CN xin nghỉ việc do tiền lương thấp thì vẫn còn rất nhiều người quyết gắn bó với vườn cây, với nghiệp cạo mủ cao su. Nhưng để một lòng với vườn cây cao su thì người CN cần có một hậu phương vững chắc, đó chính là kinh tế gia đình.
Công nhân Nghinh, người dân tộc Bana đang là CN khai thác của Tổ 12 – NT K’Dang thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang chia sẻ với chúng tôi: “Để duy trì công việc là CN cạo mủ, 2 vợ chồng mình đành phải nghỉ bớt một người vì tiền thuê người làm rẫy nhiều hơn tiền lương cạo mủ. Có như vậy, mình mới chăm sóc được 2 sào chanh dây, 300 cây cao su, 1ha cà phê và một ít lúa nước…Mỗi năm thu nhập cũng trên 100 triệu, có vậy gia đình mình mới đảm bảo được cuộc sống”.
Phát triển kinh tế gia đình hiện nay đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, để gắn bó lâu dài với cao su, rất nhiều gia đình CN đã tích cực tăng gia sản xuất và trồng xen canh để nâng cao thu nhập. Hơn nữa, vài năm trước khi giá cao su ở mức cao, rất nhiều CN đã có sự tích lũy bằng cách mua rẫy trồng tiêu, cà phê, chanh dây… như gia đình chị Hồ Thị Yến ở NT Ia Tiêm – Công ty TNHH MTV Cao su Chư Sê, gia đình công nhân Nghinh ở NT K’Dang – Công ty TNHH MTV Cao su Mang Yang…hàng năm thu nhập trên 100 triệu đồng.
Bài, ảnh: Văn Vĩnh
Related posts:
- VRG đã đóng góp lớn cho Campuchia phát triển kinh tế
- Hội thi Bàn tay vàng Cao su Chư Mom Ray: Hấp dẫn giải thưởng bằng hiện vật
- Thông qua điều chỉnh, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của VRG - Công ty cổ phần
- Đề xuất tặng cờ thi đua Chính phủ cho Cao su C.R.C.K 2
- Cao su Việt Lào: Sản lượng đạt 12% kế hoạch
- Ban Tuyên giáo Đảng ủy VRG chúc mừng 94 năm truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng
- Hưởng ứng Chiến dịch làm thế giới sạch hơn
- VRG và Quân đoàn 4 tặng quà, khám bệnh miễn phí cho người nghèo
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm và làm việc tại Cao su Việt Lào
- Cao su Bà Rịa: Cổ đông nhận cổ tức năm 2017 là 4%