Đó là lời nhắn nhủ của ông Nguyễn Văn Tư – Nguyên Phó TGĐ TCT CSVN. Chúng tôi tìm đến nhà ông vào một buổi chiều tháng năm. Khi nhắc đến ông, người trong ngành nhớ ngay đến một người có trí nhớ tuyệt vời. Không chỉ nhớ những sự kiện nổi bật trong ngành mà cả trong thời gian công tác. Nói về tình hình phát triển của ngành hiện nay, ông băn khoăn nhất là về sản lượng và tiêu thụ.
Ngành cao su thực hiện các chế độ chính sách cho NLĐ rất tốt
Thời còn công tác, do phụ trách mảng tài chính kế toán, luôn làm việc với những con số đòi hỏi sự kỹ lưỡng và chính xác cao nên ai lĩnh lương ngày nào, ứng bao nhiêu ông đều đọc vanh vách mà kh
ông cần mở sổ sách. Và cũng từng có thời gian làm cho tư bản Pháp, ông nhớ rất rõ về phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân cao su thời bấy giờ. Chủ yếu công nhân bãi công, đấu tranh đòi hỏi chế độ trả lương
đúng thời hạn và đòi Pháp thực hiện đầy đủ chế độ cho người lao động. Hầu hết những yêu cầu của công nhân đều được tư bản Pháp thực hiện.
Sau giải phóng ông được mời về làm trong ngành cao su VN. Đến năm 1989, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó TGĐ TCT CSVN. Trong 38 năm công tác, ông tâm niệm dù làm công việc gì, ở cương vị nào cũng phải hết mình vì công việc, hoàn thành trọng trách được giao. Vì thế ông luôn được mọi người tin tưởng và kính trọng.
Với ông, công nhân cao su bây giờ đã có nhiều thay đổi, ngành cao su ngày càng phát triển, đời sống của công nhân nhờ đó mà ngày càng khấm khá hơn, các chế độ lương, thưởng, đời sống tinh thần đều được nâng cao. Nói về các chính sách chăm lo cho NLĐ, ông cho rằng ngành cao su làm rất tốt. Ông nhấn mạnh: “Thu nhập của công nhân cao su tương đối ổn định có thể trang trải cho cuộc sống tốt và nuôi con cái ăn học. Nhiều gia đình chủ yếu sống nhờ vào nguồn thu nhập làm công nhân cao su.Vì vậy, trong mọi hoàn cảnh, tinh thần lao động của công nhân cao su luôn được đề cao, làm việc có kỷ luật, dù khó khăn vẫn luôn bám vườn cây”.
Cần quan tâm hơn nữa đến công tác tiêu thụ
Trong suốt buổi trò chuyện với chúng tôi, ông ít nói về những thành tích trong quá trình làm việc của mình, mà chú trọng nhấn mạnh và gửi gắm hai vấn đề ông cho là cốt lõi nhất để ngành cao su có thể đứng vững trong thời buổi khó khăn như hiện nay. Đó là vấn đề về sản lượng và tiêu thụ cao su. Làm thế nào để tăng năng suất vườn cây và giải quyết tốt vấn đề về tiêu thụ khi giá cả đang giảm?
Ông cho biết: “Hiện nay, năng suất vườn cây không ngừng tăng cao nhờ áp dụng KHKT, giống mới phù hợp với điều kiện từng vùng đất khác nhau, phương pháp chăm sóc tốt. Đó là điều đáng mừng, tuy nhiên đó là thành công bước đầu. Sản phẩm làm ra cần phải tiêu thụ được. Giải quyết tốt ở khâu tiêu thụ sẽ tạo điều kiện cho sản xuất không bị đình trệ và có thể thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với NLĐ”.
Tuy về hưu đã 15 năm nhưng ông vẫn theo dõi các thông tin về thị trường tiêu thụ cao su, được biết giá cao su đang trong chiều hướng giảm ông rất lo lắng và cho rằng cần phải đẩy mạnh hơn nữa vấn đề tiêu thụ. “Tìm những khách hàng tiềm năng trên thị trường thế giới, đánh vào tâm lý khách hàng, phải hiểu họ cần gì muốn gì.
Vẫn biết là phụ thuộc vào thị trường kinh tế thế giới nhưng chúng ta cũng không nên giao phó hết cho thị trường mà nên tìm hướng đi cho ngành. Khi giá cả tăng, việc mua bán diễn ra dễ dàng nhưng càng khó khăn thì khách hàng càng e ngại. Vì vậy, Tập đoàn phải năng động và quan tâm hơn nữa đến vấn đề tiêu thụ. Cố gắng gia tăng sản lượng và tìm thị trường tiêu thụ đảm bảo”.
Quỳnh Mai
Related posts:
- Mot Vy: Đạt giải nhờ khổ luyện
- Phạm Thị Liên - "Con người đẹp nhất"
- Thế hệ trẻ sẽ đưa ngành cao su lớn mạnh hơn
- Sức trẻ ở Nhà máy 28/10
- Người thợ trẻ dân tộc thiểu số tiêu biểu yêu ngành, tận tâm với nghề
- Dựa vào dân, dẫu khó muôn lần cũng vượt!
- Tiến sĩ mê cao su giống
- Chuyện người thầy thuốc "đụng đâu học đó"
- Nghĩa vụ và trách nhiệm
- "Sắp tới tôi sẽ đưa các con vào Đồng Nai để ổn định cuộc sống"