CSVN – Là một trong số những người xung phong cùng với hơn 3.000 thanh niên khác của tỉnh Hà Nam Ninh (cũ) vào vùng đất Chư Prông, Gia Lai xây dựng vùng kinh tế mới, tính đến ngày nghỉ hưu, chị Phạm Thị Na đã có 15 năm trên cương vị Đội trưởng và 39 năm cống hiến cho Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông.
Một đời thăng trầm cùng cây cao su
Ở cái tuổi 16 đầy mộng mơ và sức sống, nơi quê nhà Ý Yên – Nam Định chị luôn muốn đời mình sẽ đổi vận thoát dần khỏi cảnh nghèo khó. Hoài bão ấy cứ thôi thúc chị mãi. Thế rồi chị cũng xung phong lên đường vào vùng đất Chư Prông xây dựng cuộc sống với dự định làm công nhân hái cam. Đến nơi, chị chỉ toàn thấy rừng là rừng, không một cây cam và thỉnh thoảng mới thấy vài cây cao su. Chị kể: “Thế nhưng, tôi đã quyết tâm lên đường xây dựng cuộc sống mới thì sẽ không bỏ cuộc”.
Theo lời chị Na thì chỉ 2 năm sau khi định hình Nông trường Chư Prông, chị được bổ nhiệm làm A trưởng của đội quân sự Nông trường Chư Prông, rồi một năm huấn luyện nghiệp vụ, đến năm 1979 chị được cử đi chỉ huy đội quân tải đạn cho quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.
Trở về với Nông trường Chư Prông, chị được điều động xuống vườn ươm cao su, đội quân khai hoang. Nơi nào được cử đến chị cũng đều trở thành kiện tướng trong những cuộc thi như kiện tướng ghép cây, kiện tướng đào hố, thợ cạo.. Công việc này kéo dài cho đến năm 2000. Từ đây cho đến ngày nghỉ hưu chị tròn nhiệm vụ đội trưởng với thời gian 15 năm và là người nữ cuối cùng của thế hệ 76 (Những người vào xây dựng Công ty Chư Prông năm 1976) nghỉ hưu.
Và một lòng gắn bó
Đứng trước căn nhà 2 tầng khang trang giữa phố phường Chư Prông, chị Na tự hào: “Nhờ 2 vợ chồng làm cao su mà tôi có được căn nhà này đấy”. Rồi chị chia sẻ: “Những năm
Là một trong số những người xung phong cùng với hơn 3.000 thanh niên khác của tỉnh Hà Nam Ninh (cũ) vào vùng đất Chư Prông, Gia Lai xây dựng vùng kinh tế mới, tính đến ngày nghỉ hưu, chị Phạm Thị Na đã có 15 năm trên cương vị Đội trưởng và 39 năm cống hiến cho Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông.trước, giá cao su cao nên đời sống người công nhân cũng khá giả, vợ chồng tôi lại có 5 ha cao su đang vào thời kỳ khai thác sung sức nhất. Lúc ấy mỗi kilôgam mủ cao su quy khô bán cho công ty được tới 90 ngàn đồng nên mới có tiền làm căn nhà này.
Tôi luôn lấy ví dụ bản thân để so sánh và dẫn chứng rằng hiện nay cứ mỗi sáng ngủ dậy tôi được Nhà nước trả tiền lương hưu 120 ngàn đồng. Tuy không nhiều nhưng với tôi đó là niềm vui, là thành quả mà tôi đã cống hiến cho công ty suốt 39 năm qua.
Giờ đây, tôi đã có 16 ha đất với các loại cây trồng như cao su 8 ha, một ha cỏ cho bò, còn lại là cà phê và hồ tiêu. Nếu xét về kinh tế thì vườn của tôi cho thu nhập rất lớn so với tiền lương của người đội trưởng, nhưng vì yêu nghề tôi vẫn theo. Chính vì thế, dù có giàu tôi vẫn trung thành với cao su”.
Hiện nay, gia đình chị có 3 người con và một người con dâu thì có đến 2 người làm công nhân cao su cho Nông trường Thống Nhất. So sánh về 2 thế hệ làm cao su, chị cho hay: “Thời chúng tôi làm việc thấy yêu đời, yêu công việc lắm, làm việc mà thấy lòng mình phơi phới nên việc gì cũng làm được, dù khổ mấy cũng không hề kêu ca, phàn nàn..
Tôi vẫn thường động viên các con, cháu và anh em người quen hãy cố gắng gắn bó với cây cao su. Tôi luôn lấy ví dụ bản thân để so sánh và dẫn chứng rằng hiện nay cứ mỗi sáng ngủ dậy tôi được Nhà nước trả tiền lương hưu 120 ngàn đồng. Tuy không nhiều nhưng với tôi đó là niềm vui, là thành quả mà tôi đã cống hiến cho công ty suốt 39 năm qua”.
Làm Đội trưởng Đội 10 hơn 12 năm, rồi chuyển sang Đội 5 cho đến ngày nghỉ hưu, chị chưa làm mất lòng ai, từ công nhân đến nhân dân trên địa bàn nơi mình sinh sống. Nay về sinh hoạt với địa phương chị vẫn không thấy mình lẻ loi bởi nơi chị sinh sống hầu hết là những công nhân cao su nghỉ hưu và con, cháu của họ vẫn đang tiếp tục sự nghiệp công nhân cao su.
Bài, ảnh: Gia Linh
Related posts:
- Những gia đình công nhân tận tụy, yêu nghề
- Tấm gương phụ nữ hai giỏi tiêu biểu
- "Về hưu mới thấy lương hưu giá trị và ý nghĩa"
- 5 năm liền khai thác vượt sản lượng trên 13%
- Một lòng với nghề
- Dành cả thanh xuân cho cây cao su
- Phạm Thị Liên - "Con người đẹp nhất"
- Đam mê nghiên cứu, sáng tạo
- Đoàn Đức Cường: Bí thư chi bộ đi lên từ gian khó
- Nghĩa vụ và trách nhiệm