CSVN – Ngày 30/8, tại Trung tâm Văn hóa Lao động tỉnh Bình Dương, TÜV SÜD Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn Quản lý Lương tổ chức Hội thảo “Chứng nhận Quản lý rừng Việt Nam PEFC/VFCS: Cơ hội và hành động cho ngành gỗ và lâm sản”.
PEFC được sản xuất theo chuẩn sinh thái, xã hội và đạo đức cao nhất
PEFC (Programme for the Endorsement of Forest Certification – Chương trình chứng thực chứng nhận rừng) là một tổ chức phi chính phủ thành lập năm 1999 (tại Paris, Pháp). Hiện có văn phòng chính tại Geneva, Thụy Sĩ. PEFC khuyến khích việc quản lý rừng bền vững thông qua việc chứng thực (xác nhận, phê duyệt) tiêu chuẩn quản lý rừng của các quốc gia (bộ tiêu chuẩn quản lý rừng quốc gia) phù hợp theo các đặc điểm và điều kiện địa phương, áp dụng cho việc đánh giá cấp chứng nhận quản lý rừng trong phạm vi quốc gia đó đảm bảo việc quản lý rừng tốt, gỗ và lâm sản ngoài gỗ được chứng nhận (theo PEFC) được sản xuất theo chuẩn sinh thái, xã hội và đạo đức cao nhất. Hiện nay, PEFC có 51 thành viên quốc gia tham dự và đã chứng thực chứng nhận quản lý rừng cho 44 quốc gia với 2 loại chứng nhận là chứng nhận quản lý rừng PEFC-FM (forest management) với số lượng 9.440 chứng nhận cho hơn 311 triệu ha rừng và chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm PEFC-CoC (chain of custody) với số lượng hơn 20.000 chứng nhận (doanh nghiệp sản xuất, thương mại) trên toàn thế giới.
TS Bùi Chính Nghĩa – Vụ trưởng Vụ Phát triển Sản xuất, Phó Chánh Văn phòng Chứng chỉ rừng Việt Nam, cho biết: “Chương trình chứng nhận rừng quốc gia Việt Nam (Vietnam Forest Certification Schemes, VFCS; theo Tổng cục lâm nghiệp Việt Nam gọi là Hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam) được xây dựng bởi Văn phòng chứng chỉ rừng quốc gia Việt Nam (Vietnam Forest Certification Office, VFCO) ban hành bộ tiêu chuẩn đầu tiên về quản lý rừng của quốc gia Việt Nam sẽ được PEFC chứng thực vào đầu năm 2020”.
Bộ tiêu chuẩn này cung cấp các yêu cầu cụ thể áp dụng cho hệ thống quản lý rừng của các chủ rừng, đặc biệt là các nhóm chủ rừng có diện tích rừng nhỏ phù hợp với điều kiện của quốc gia Việt Nam để đạt chứng nhận hệ thống quản lý rừng VFCS/PEFC-FM tạo ra nguồn nguyên liệu chứng nhận PEFC cho gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Cũng như bao gồm các yêu cầu liên quan đến việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu/sản phẩm cho các DN chế biến và thương mại gỗ và lâm sản đạt chứng nhận hệ thống chuỗi hành trình sản phẩm VFCS/PEFC-CoC có thể khai báo sản phẩm chứng nhận PEFC khi bán hàng.
Tương tự chứng nhận FSC
Hiện nay, các mô hình thí điểm xây dựng hệ thống quản lý rừng bền vững và chuỗi hành trình sản phẩm chứng nhận theo VFCS/PEFC đang được thực hiện ở một số khu rừng các tỉnh miền Trung và các khu rừng cao su, nhà máy chế biến mủ và gỗ cao su thuộc VRG ở miền Nam để đúc kết các kết quả thực tế nhằm hoàn thiện nội dung của bộ tiêu chuẩn chứng nhận rừng quốc gia Việt Nam.
Ông Richard Laity – Đại diện Phát triển Chứng chỉ rừng Đông Nam Á, Tổ chức PEFC Quốc tế, cho biết: “Nếu như trước đây các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản vào thị trường Liên minh Châu Âu và các thị trường khó tính khác cần phải có chứng chỉ của tổ chức FSC (Forest Stewardship Council) về các loại chứng nhận FSC-FM (quản lý rừng), FSC-CoC (chuỗi hành trình sản phẩm) và FSC-CW (nguồn gỗ có kiểm soát FSC) thì với việc Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 50 của tổ chức PEFC vào ngày 17/6/2019, chuẩn bị cho việc xem xét và phê duyệt Chương trình chứng nhận quản lý rừng quốc gia Việt Nam theo PEFC (VFCS/PEFC) vào tháng 2/2020. Bao gồm các loại chứng nhận như VFCS/PEFC-FM (quản lý rừng) và VFCS/PEFC-CoC (chuỗi hành trình sản phẩm). Các chứng nhận của VFCS/PEFC tương tự như chứng nhận FSC sẽ tạo điều kiện cho các chủ rừng, DN chế biến và thương mại gỗ và lâm sản có thêm một sự lựa chọn để khai báo bán hàng cho việc xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa của mình trên thị trường quốc tế”.
TRẦN HUỲNH
Related posts:
- Khối Đông Nam bộ 2 có 187 sáng kiến, giải pháp trong 10 tháng
- Các đơn vị hoạt động hiệu quả sau Cổ phần hóa
- Chuẩn bị chu đáo, đảm bảo hội thi diễn ra thành công tốt đẹp
- Tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương sẽ hỗ trợ các đơn vị thành viên VRG phát triển
- Cao su Việt - Lào: Phấn đấu giữ tiền lương bằng năm 2014
- Cao su Krông Buk Ratanakiri: Đ/c Trần Ngọc Lành giữ chức Bí thư Chi bộ
- Doanh nghiệp nông nghiệp đã thoái vốn 2.175 tỷ đồng
- Cân nhắc trồng xen cà phê
- Tiếp tục cấp quyền sử dụng nhãn hiệu “Cao su Việt Nam”
- Ngành cao su hướng về biển đảo của tổ quốc