Là cử nhân hóa học, công tác lâu năm và là Giám đốc Kỹ thuật Nhà máy ở Xí nghiệp Chế biến -Vận tải (Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông), anh Nguyễn Hoàng Tuấn cùng 6 đồng nghiệp đã có sáng kiến “Định lượng Mg2+ và DAHP loại bỏ dư thừa ion HPO42- trong sản phẩm Latex cô đặc HA”. Sáng kiến đoạt giải Ba trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Gia Lai lần thứ VI (2012-2013).
Trao đổi với chúng tôi, anh Tuấn cho hay: Hiện sản phẩm latex của công ty đã có nhiều đơn đặt hàng từ các tập đoàn kinh tế lớn tại Mỹ như Orental, Edgepoint và một số công ty tại các nước Liên Xô cũ (SNG) nên đòi hỏi chất lượng mủ latex phải cao. Chúng tôi đã lấy nhiều mẫu sản phẩm của nhiều công ty về tiến hành thí nghiệm và tìm hiểu chất phi cao su còn tồn Mg2+ và HPO42- ở mức độ như thế nào mới xuất khẩu sang các nước khó tính trên. Qua nhiều lần làm thí nghiệm cho thấy sản phẩm latex cô đặc HA tại các bồn tồn trữ trước kia của công ty có dư thừa HPO42- mặc dù đã xử lý theo quy trình của Tập đoàn ban hành. Câu hỏi đặt ra cho chúng tôi: Tại sao hàm lượng ion HPO42- còn tồn tại trong mủ? Phải chăng trong quá trình phản ứng giữa Mg2+ và HPO42- chưa phù hợp.
Dựa vào tính chất và thành phần hóa học của latex nguyên liệu khi tính lượng Di Amoni hydro Photphat (DAHP) giảm trừ lượng P (Phosphorus) và nhiều lần làm thí nghiệm nhóm tác giả đã chứng minh được công thức tính Mg2+ có trong một lít mủ; công thức tính lượng DAHP để làm kết tủa lượng Mg2+. Kết quả cuối cùng đã làm cho lượng DAHP không bị dư thừa trong sản phẩm sau cùng. Sản phẩm đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài.
Thành phần hóa học của Latex có chứa Mg chiếm 24% trong tổng các nguyên tố được nghiên cứu (700mg/1 lít mủ). Mg ảnh hưởng trực tiếp lên tính ổn định của latex tươi và ly tâm. Nguyên tố P chiếm 17% (500mg/1 lít mủ). Điều cần lưu ý tỷ lệ mg/p của Latex phải bằng 1 thì latex mới có độ ổn định tốt, để dưới tác dụng của ammoniac cả hai nguyên tố này đều bị thải trừ nhau. Nguyên tố P phần lớn tồn tại dưới dạng HPO42- . Nếu trong lít mủ có 500mgP thì mHPO42- = 0,00155kg.
Giải pháp đã được áp dụng vào sản xuất, giúp xí nghiệp giảm đi một lượng dư thừa DAHP trong quá trình xử lý hạ Mg2+ so với tiêu chuẩn cao su về Quy trình công nghệ chế biến Latex ly tâm cao su thiên nhiên cô đặc bình quân 40%. Giải pháp đã làm mất đi sự dư thừa HPO42- tồn tại trong sản phẩm, làm cho sản phẩm đạt chất lượng cao. Đây là một trong những giải pháp khoa học trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của xí nghiệp, được lãnh đạo công ty đánh giá cao.
Ông Nguyễn Hoàng Tuấn đã được ông Samuet Kim- Tổng Giám đốc Edgepoint Group Mỹ gửi thư cám ơn và bày tỏ sự hợp tác vào ngày 26/11/2012. Trong thư có đoạn viết: “Chúng tôi có thể khẳng định rằng Latex Chư Prông là một trong những nhà cung cấp Latex Việt Nam được ưa chuộng nhất. Và Latex Chư Prông được sử dụng cho một nhà máy chuyên biệt tại Dalton, Mỹ. Latex Chư Prông đang có tiêu chuẩn Quốc tế với MST khoảng 850-1100, KOH khoảng 0.48-0.58 và VFA khoảng 0.021. Ngoài ra loại giống cho ra màu mủ latex trắng làm Latex Chư Prông trở nên đặc biệt hơn so với những nhà cung cấp khác tại Việt Nam”…
Về hiệu quả kinh tế: Tiết kiệm chi phí sản xuất; Làm giảm lượng DAHP, tiết kiệm hàng trăm triệu đồng/năm. Cụ thể năm 2012 tiết kiệm được cho xí nghiệp 300 triệu đồng.
Từ đó sản phẩm latex của Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường Mỹ và châu Âu.
Hương Trà
Chú thích:
– NEDTA: Nồng độ chuẩn
– VEDTA: Thể tích chuẩn
– DRC: Hàm lượng cao su khô
Related posts:
- Tiết kiệm 25% lao động khi cạo chế độ D4
- Quy trình sản xuất mủ tờ của công ty cao su Lộc Ninh
- Đảm bảo quyền lợi cho người lao động
- Cạo D4 thể hiện sự vượt trội
- Hiệu quả từ phong trào "lao động giỏi", "lao động sáng tạo"
- Sẽ có gói giải pháp kỹ thuật bổ sung Quy trình Kỹ thuật 2012
- Tiếp tục triển khai chế độ cạo D4
- Cải tiến xe đẩy mulo bán tự động nhằm giảm sức lao động công nhân
- Sáng kiến trong chế tạo lò sấy cao su: Hạ giá thành sản phẩm, thân thiện với môi trường
- Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Mạnh, nhưng đừng... yểu!