CSVN – Sáng kiến “Áp dụng thiết bị trao đổi nhiệt vào thiết kế chế tạo lò sấy cao su 4 tấn/giờ” của Công ty CP Cơ khí Cao su đã đem lại nhiều hiệu quả trong năm 2021. Nhờ đó, sản phẩm được khách hàng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được chi phí đầu vào và thân thiện với môi trường.
Thiết kế lò sấy công suất 4 tấn/giờ sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt là hệ thống calorifer khí hơi và calorifer khí khói đốt nóng không khí đặt trong buồng đốt. Với kết cấu của lò sấy gồm 46 khoang, sử dụng 3 hệ thống buồng đốt trao đổi nhiệt calorifer, trong đó đầu ướt có 20 khoang, đầu khô gồm 26 khoang. Nhiệt được 3 quạt chính dẫn vào lò sấy qua hệ thống buồng đốt.
Theo lý thuyết nhiệt, phía không khí thường được làm cánh để tăng cường truyền nhiệt. Như vậy calorifer khí hơi trong kỹ thuật sấy thường là loại ống cánh vách. Khi áp dụng phương pháp truyền nhiệt của calorifer khí hơi và calorifer khí khói là truyền nhiệt cưỡng bức. Không khí chuyển động cưỡng bức qua chùm ống và nhận nhiệt mang vào buồng sấy sẽ có hiệu quả cao hơn.
Ngoài ra, với hệ thống làm nguội được thiết kế gồm 2 quạt nguội, 2 quạt hồi lưu và 1 quạt khói. Các quạt được nắp đạt là loại quạt ly tâm bằng thép có lưu lượng và áp suất tĩnh thích hợp để đảm bảo các bành mủ cao su khi sấy ra có nhiệt độ không lớn hơn 50oC.
Động cơ mà công ty sử dụng lắp đặt do Elektrim cung cấp (hãng sản xuất thiết bị điện uy tín của Singapore). Hệ thống khi đi vào hoạt động rất ổn định, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Hào – Phó TGĐ công ty cho biết: “Hệ thống lò sấy mà chúng tôi thực hiện cho Công ty CP Việt – Sing, hiện đang đi vào vận hành ổn định. Chất lượng sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn yêu cầu của đơn vị, giúp giảm chi phí đầu tư đến 20%, so với phải đầu tư 2 lò sấy 2 tấn/giờ. Diện tích lắp đặt lò chỉ bằng 70% diện tích mà 2 lò sấy 2 tấn/giờ trước đây. Hệ thống này vừa có hiệu quả truyền nhiệt cao, vừa giảm tối đa thất thoát nhiệt trong quá trình sấy mủ, giúp giảm chi phí tiêu hao nhiên liệu. Lò sấy có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng có công suất chế biến mủ trên 4 tấn/giờ, công suất có thể tăng thêm từ 10 – 15% so với thiết kế. Tất cả các yếu tố trên đã giúp năng suất lao động tăng lên trên 25%…”.
VŨ PHONG
Related posts:
- Cao su Đồng Nai bứt phá, vươn lên trở thành điểm sáng trong lĩnh vực nông nghiệp
- Cao su Việt Lào: Đi đầu đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Cao su Ea H’Leo dẫn đầu tỷ lệ khai thác 8 tháng đầu năm khu vực Tây Nguyên
- Đoàn thợ giỏi cao su Sa Thầy: Thành quả là cả quá trình rèn luyện
- Đẩy mạnh công tác truyền thông
- Các đơn vị miền Trung phải nghiêm túc thực hiện tốt nhiệm vụ kép
- Các đơn vị Hành chính sự nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ: Vượt khó, đảm bảo thu nhập cho người lao độ...
- Cao su Điện Biên: Tổ chức thành công Hội thi "Bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su"
- Ông Trần Công Kha giữ chức Chủ tịch HĐQT, ông Lê Thanh Hưng giữ chức Tổng Giám đốc VRG
- Mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp