CSVN Xuân – Năm 2016, VRG đã thoái vốn ngoài ngành được 2.920 tỷ đồng (trong đó, Công ty mẹ là 1.906 tỷ đồng, công ty thành viên là 1.014 tỷ đồng). Tổng số lượng cổ phần chào bán thành công của VRG trong năm 2016 là 110.865.236 cổ phần, tổng giá trị trọn lô cổ phần chào bán là 1.416 tỷ đồng.
Hoàn thiện phương án cổ phần hóa trong quý I/2017
Theo lộ trình cổ phần hóa (CPH) các đơn vị thành viên trong năm 2016, đến nay, VRG đã hoàn thành việc CPH CTCS Bà Rịa và Tân Biên vào ngày 11/3/2016. Tổng thu từ CPH tại Công ty CPCS Bà Rịa là 23,723 tỷ đồng và tại Công ty CPCS Tân Biên là 16,477 tỷ đồng. VRG hiện đang thực hiện CPH đồng thời công ty mẹ cùng 20 đơn vị thành viên và 4 đơn vị hành chính sự nghiệp.
Trên tinh thần khẩn trương, quyết liệt, VRG đảm bảo tốt lộ trình CPH theo các giai đoạn: xác định giá trị doanh nghiệp (GTDN) là 1/1/2016. Thực hiện công bố GTDN vào quý III/2016. Hoàn thiện phương án CPH vào quý IV/2016 và thực hiện phương án CPH vào quý I/2017. Kết thúc quá trình CPH trong quý II/2017.
Ông Võ Sỹ Lực – Chủ tịch HĐTV VRG, nhận xét: “Khó khăn lớn nhất trong công tác CPH là giá mủ hiện nay thấp, ảnh hưởng hiệu quả đầu tư của các CTCS. Một số CTCS đang đầu tư các dự án trồng cao su còn trong thời gian kiến thiết cơ bản, hoặc chỉ mới bắt đầu đưa vào khai thác (tại Campuchia, Lào, Tây Bắc…), chưa có nguồn thu lớn, ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu quả đầu tư của Công ty mẹ trong ngắn hạn. Tuy nhiên trong dài hạn, nền tảng phát triển của VRG khá tốt: có quỹ đất lớn cả trong và ngoài nước, một số ngành nghề chính khác có triển vọng phát triển… quy mô Tập đoàn đủ lớn để có thu hút những nhà đầu tư lớn”
Thực hiện Nghị định 71 cũng như Luật quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/7/2015, VRG đã chủ động từng bước sắp xếp lại cơ cấu cổ đông của các công ty. Kết quả, đến nay VRG đã sắp xếp lại cổ đông các công ty, gồm: Gỗ Thuận An; Thể thao Geru; Khu công nghiệp Hố Nai, Cơ khí Cao su; Công nghiệp & Xuất nhập khẩu Cao su và hoàn thành việc sáp nhập Công ty Tài Chính TNHH MTV Cao su VN vào Công ty mẹ Tập đoàn
Năm 2016, VRG đã đầu tư thêm vốn để giữ quyền chi phối tại Công ty CPCS Bến Thành từ 9% thành nắm giữ 48%; Đầu tư thêm vốn để chuyển Công ty CPCS Nghệ An thành Công ty con của Công ty mẹ – Tập đoàn (hiện VRG đang nắm giữ 91% vốn điều lệ).
Bảo vệ tối đa quyền lợi người lao động khi CPH
Ông Trần Khắc Chung – Trưởng Ban Lao động Tiền lương VRG, cho biết: “Trong năm 2016, VRG đã hoàn thành phương án sử dụng lao động trên cơ sở đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động. Tính đến tháng 12/2016, lao động 21 đơn vị CPH (Công ty mẹ và 20 công ty con) là 47.315 người, đã giải quyết 681 lao động dôi dư với tổng chi phí hơn 45 tỷ đồng”.
TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận, nhận xét: “Chính phủ đã phê duyệt về nguyên tắc CPH Công ty mẹ VRG, trước mắt Nhà nước giữ 75% vốn điều lệ. Trước hay sau CPH thì các đơn vị cũng phải đảm bảo hoạt động SXKD, chăm lo tốt đời sống người lao động. Trong quý I và II/2017, các đơn vị tiếp tục nỗ lực, tích cực và quyết liệt hơn nữa để hoàn thành CPH đúng tiến độ”.
Ngọc Cẩm
Related posts:
- Dự kiến xuất bản công trình Lịch sử Cao su Việt Nam vào ngày 19/5
- Cao su Sơn La chăm lo tốt đời sống cho người lao động
- Cao su Chư Mom Ray quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu 2018
- Cao su Đồng Phú: Thu nhập người lao động đạt 7 triệu đồng/người/tháng
- Tổng doanh thu Cao su Bình Long 6 tháng đạt gần 450 tỷ đồng
- VRG hỗ trợ 200 triệu đồng cho Quỹ Phòng chống dịch Covid 19 tỉnh Hà Tĩnh
- VRG Bảo Lộc tặng quà Tết cho các hộ nghèo
- Sẽ tổ chức kỷ niệm 10 năm phát triển cao su miền núi phía Bắc
- Cao su Mang Yang: Khen thưởng cho nhiều cá nhân và tập thể vượt kế hoạch
- Cao su Điện Biên phấn đấu khai thác hơn 4.000 tấn mủ