Giám đốc đồn điền và những người giúp việc

(tiếp theo kỳ trước)

Cấp làng (đội) phụ trách công việc sản xuất trên một diện tích từ 250 đến 400 ha cao su, với khoảng 120 -250 công nhân. Cấp làng do một thầy xu cai quản; nếu là làng lớn thì có thêm một thầy xu. Hai hoặc ba làng có 1 xu xếp (surveillant –chef) phụ trách. Vào những năm 30, đồn điền Dầu Tiếng được chia thành 7 nhóm, mỗi nhóm (division) có 1 hoặc 2 – 3 làng. Mỗi nhóm phụ trách từ 10 đến 14 lô cao su, với diện tích chung từ 1.000 đến 1.300 ha. Ở Dầu Tiếng, mỗi nhóm (division) có một người phụ tá Pháp phụ trách.

Xu cai người Pháp giám sát công nhân cạo mủ

Công nhân được chia thành kíp, chủ yếu là kíp cạo mủ và kíp tạp vụ (travaux divers). Trong mỗi làng có 8 đến 10 kíp. Kíp cạo mủ có từ 15 đến 20 công nhân, thường là 15 người. Người cai cạo mủ không đứng phần cây.

Bộ máy quản lý, của công ty/đồn điền rất gọn nhẹ. Tỷ lệ gián tiếp thấp (cai cạo mủ được tính trực tiếp sản xuất)

Trong bộ máy quản lý có sự phân công rành mạch từ Tổng Giám đốc (hay Tổng Thanh tra). Văn phòng Tổng Giám đốc đến Giám đốc đồn điền và các phòng giúp việc giám đốc, giữa giám đốc và các phụ tá /xu/cai. Mọi người phải nắm vững chức trách của mình và làm đúng theo các qui định rành mạch của đồn điền hay của công ty. Các công ty lớn như SPTR, SIPH đều ban hành những chỉ dẫn về kỹ thuật (Instructions techniques) và những chỉ dẫn về hành chính (Instructions administratives) được mọi người xem như là những luật lệ riêng của công ty để quản lý công việc trong nội bộ của mình.

Ai làm việc gì phải nắm chắc công việc ấy từ động tác kỹ thuật cho đến những điều qui định có liên quan. Giám đốc đồn điền phải hiểu biết về vườn cây và công tác sơ chế mủ, phải biết công tác kế toán và làm công tác văn phòng. Để công tác hành chính được thông suốt, chính Giám đốc đồn điền phải tự mình tổ chức văn phòng của mình. Công ty SIPH, dưới thời ông Tổng Thanh tra W. G. Bimie (Tổng Giám đốc), một người có nhiều kinh nghiệm quản lý đồn điền lớn ở Sumatra đã bắt buộc các Giám đốc đồn điền và các phụ tá người Pháp học tiếng Việt để tiếp xúc với công nhân và cai ký người địa phương, không phải thông qua phiên dịch.

Các công ty thường chọn làm giám đốc đồn điền những người đã tốt nghiệp những trường Đại học bên Pháp (Đại học Quốc gia Nông nghiệp (INA), Đại học Quốc gia Nông nghiệp thuộc địa (INAC), Đại học Bách khoa, Đại học Cầu cống…). Những người mới vào nghề đều phải học vì quản lý đồn điền không cho phép chỉ biết “chỉ tay năm ngón”. Người giám đốc đồn điền phải giỏi để có thể bồi dưỡng cán bộ dưới quyền mình, trong đó có những người phụ tá (assistant) thường là bọn “lính tẩy” giải ngũ, ít học. Giám đốc đồn điền phải biết dạy cho các thầy xu quản lý hành chính các làng…

Phải công nhận rằng nhiều Tổng Giám đốc công ty và bọn “lính tẩy” giải ngũ, ít học. Giám đốc đồn điền phải biết dạy cho các thầy xu quản lý hành chính các làng…

Phải công nhận rằng nhiều Tổng Giám đốc công ty và Giám đốc đồn điền là những người giỏi đã có công đưa các cơ sở của mình ra khỏi khủng hoảng và khó khăn, luôn luôn ăn nên làm ra. Nhưng cũng có một số Tổng Giám đốc và Giám đốc yếu kém, mặc dù họ đã tốt nghiệp Đại học Bách khoa hay một trường đại học nào khác của Pháp; cũng có người không chịu học những người khác, những bạn đồng nghiệp của mình, càng không muốn học cái gì từ nước ngoài vào, cả trong một giai đoạn mà việc nghiên cứu khoa học và sản xuất ở Singapore, Malaysia, Indonesia đã đi trước Việt Nam hằng mấy chục năm (theo nhận định của ông A. des Voguế trong quyển sách đã dẫn). Nhưng một điều tai hại là các giám đốc đồn điền thường biết rất ít hay không biết gì về những người Việt Nam làm việc dưới quyền mình, dù là những điều sơ đẳng nhất. Đối với họ từ chính quốc sang Đông Dương để cai trị và khai thác đất nước này có người cho mình là người thượng đẳng, người bản xứ dưới quyền của họ là bọn người thấp hèn không đáng quan tâm. Đó cũng là tư tưởng chủ đạo của bọn quan lại cai trị thuộc địa, trên toàn cõi Đông Dương cũng như trên toàn bộ đất nước Việt Nam.

Điều này rất rõ, qua những nhận xét sau đây của Thống đốc Nam Kỳ, Pages, trong báo cáo gởi cho Toàn quyền Đông Dương ngày 27-5-1937: “Thái độ kiêu căng và đầu óc phong kiến của 2 giám đốc kế tiếp của công ty cao su Michelin đã góp phần biến công ty này thành một tổ chức kinh doanh kín như hũ nút, tuyệt nhiên không biết gì về đời sống thực sự của người dân An- Nam, đặt dưới quyền cai quản của những tên phụ tá đồn điền người Pháp, luôn luôn xem mình là người bề trên, tách xa dân chúng và mù tịt về tin tức… Tôi muốn nhấn mạnh điều này là từ xưa đến bây giờ, những người cu-li Dầu Tiếng, theo tôi thấy, đã bị đối xử như những người tù, như những đồ phế thải mà bọn phụ tá tha hồ khinh miệt, chửi mắng và đánh đập (Archives Nat du Việt Nam cêntre 2 – Goucoch II A 45/224.

Những người Pháp gần gũi nhất với người Việt Nam (công nhân và xu cai) là những phụ tá đồn điền chứ không phải là người giám đốc. Theo tư tưởng chung của các công ty thì trong đồn điền nhất thiết phải có mặt người Pháp. Vì vậy phụ tá đồn điền phải là người Pháp. Người ta đã chọn assistant như thế nào? Vào khoảng sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nhiều lính bộ binh và lính thủy đánh bộ được giải ngũ tại chỗ ở Đông Dương không muốn trở về nước. Chính quyền thuộc địa, để biểu thị lòng tri ân, đã cấp cho mỗi người 50 ha đất quốc gia công thổ và các công ty đồn điền cao su nhận họ vào làm trong các đồn điền; chức vụ thấp nhất của họ là làm phụ tá cho giám đốc.

Theo báo cáo của ông Thanh tra lao động P. d’ Hugues ngày 19-6-1937 gởi cho Thống đốc Nam Kỳ Pages, thì Công ty Michelin tuyển một số phụ tá đồn điền là người lai Tây (bố Pháp mẹ bản xứ). Theo ông d’ Hugues thì bọn con lai mang nhiều tật xấu của người địa phương, ham mê cờ bạc, rượu chè và dễ bị lôi cuốn vào những vụ việc lạm dụng quyền hành. Nhưng đó không phải là nhược điểm chính của những người này. Họ hưởng được “ưu thế lai” (heterosis) về ngoại hình, nhưng về tinh thần thì thật là những con người phức tạp, nhiều khi hung dữ và tàn bạo. Một mặt họ mang nặng tư tưởng của ông “chủ thực dân” coi ta là cao hơn hết, nhưng mặt khác họ lại bị cái phức tính tự hạ (complexe d’ infériorité) vì nguồn gốc da vàng của bà mẹ dày vò. Chính những cái đó làm méo mó con người của họ, làm cho họ vừa không giống Tây lại vừa không giống ta!

Trong các công ty có khi người ta cũng quan tâm bồi dưỡng cho cán bộ người Pháp về nghiệp vụ quản lý và kỹ thuật. Có thể nêu điển hình Công ty SIPH dưới thời ông Bimie làm Tổng Thanh tra (tức là Tổng Giám đốc). Hàng tháng đều có các cuộc họp của các cán bộ người Pháp trong công tỵ. Trong cuộc họp, mỗi người, bất kể ở cương vị nào, đều phải trình bày một bản báo cáo về một công tác trong tháng, có thể là về kỹ thuật hay là về tổ chức đồn điền. Từ năm 1939, những cán bộ trẻ tuổi người Âu (chủ yếu là dân Pháp) đều phải qua những đợt thi (thi viết) nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn của họ; ngoài ra các cán bộ người Pháp đều phải học tiếng Việt theo 3 cấp và được kiểm tra định kỳ đều đặn. Theo ông Birnie thì phần lớn người Pháp trong Công ty SIPH biết tiếng Việt vì “đây là một điều cần thiết” (Báo cáo năm 1939 cua Tổng Thanh tra W. G. Birnie).

Theo ông Birnie thì phần lớn người Pháp trong Công ty SIPH biết tiếng Việt vì “đây là một điều cần thiết” (Báo cáo năm 1939 của Tổng Thanh tra Ư. G. Birnie).

Các công ty/đồn điền đối xử với cán bộ người Âu về mặt vật chất như thế nào?

Vào những năm 40, đồn điền Lộc Ninh có 5 người Pháp. Mỗi người được cấp một villa có đầy đủ tiện nghi hiện đại.

CSVN

(trích từ sách “100 năm cây cao su ở Việt Nam”)

(xem tiếp kỳ sau)