CSVN – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kết luận như vậy tại Hội nghị “Các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020” tổ chức ở Đắk Lắk ngày 20/6.
Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho biết đến hết năm 2014, diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch cho Tây Nguyên hơn 3,3 triệu ha, trong đó đất có rừng hiện nay là hơn 2,5 triệu ha, giảm 180.000ha rừng so với năm 2010.
Theo ông Phát, diện tích rừng tự nhiên giảm là do chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su, cây công nghiệp, cây ăn quả là 110.000ha; chuyển rừng sang mục đích xây dựng công trình thủy điện, giao thông… 37.000ha; còn lại là do phá rừng, lấn chiếm đất rừng để lấy đất canh tác với gần 123.000ha…
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Chính phủ sẽ đóng tất cả các cửa rừng tự nhiên, không chuyển 2,25 triệu ha rừng tự nhiên còn lại cho mục đích khác, kể cả các dự án đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai, trừ các dự án liên quan an ninh, quốc phòng quan trọng. Từ nay các địa phương không được cấp phép, tận thu gỗ nữa nhằm ngăn chặn việc lợi dụng chủ trương chuyển đổi rừng nghèo để phá rừng”.
Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ không cho chuyển rừng nghèo, rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp. “Chúng ta đã có một diện tích cây cà phê, cao su và các cây công nghiệp khác tương đối lớn. Vì vậy chúng ta đi vào thâm canh, đầu tư công nghệ cao để tăng chất lượng, giá trị cây trồng chứ không phải cứ mở ra tràn lan để tăng diện tích, sản lượng. Các địa phương cần rút kinh nghiệm sâu sắc về vấn đề này” – Thủ tướng kết luận.
P.V
Related posts:
- Thi đua góp sức cho tăng trưởng Gỗ Thuận An
- Công ty TNHH MTV CS Phú Riềng: Tỷ lệ mủ tận thu đạt 24,5%
- Đảng bộ RRIV: Lãnh đạo nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học
- 10 sự kiện nổi bật ngành cao su năm 2018
- Giao kế hoạch 2016 căn cứ vào năng lực và thực tiễn
- Cao su Hòa Bình phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2021
- Cơ khí Cao su: Lợi nhuận trước thuế trên 6 tỷ đồng
- VRG và Hội Nhà báo TP.HCM có nhiều chương trình phối hợp hiệu quả
- Cao su Krông Buk: Trồng xen cà phê hơn 400 ha cao su
- Đề xuất giống, phân bón… là mặt hàng thiết yếu