CSVN – Năm 2022 là năm thứ tư VRG thực hiện Chương trình phát triển bền vững (PTBV). Mục tiêu của năm 2022 là mở rộng một số hoạt động phù hợp nhằm đáp ứng các mục tiêu PTBV của quốc gia đã cam kết với Chương trình nghị sự của Liên hiệp quốc đến năm 2030 và tuân thủ chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030 với tầm nhìn đến năm 2050.
Trong thực hiện Lộ trình tái kết nối với FSC, tích cực làm việc với các bên thúc đẩy hoàn thành bước 2 và 3 theo điều khoản tham chiếu về phân tích tổng diện tích chuyển đổi và kiểm kê tác động xã hội, môi trường để làm cơ sở thực hiện bước 4 xây dựng kế hoạch bảo tồn và phục hồi cảnh quan. Kết quả 4 bước này là đầu vào cho việc xây dựng lộ trình tái kết nối FSC.
Về chứng nhận của quốc gia và quốc tế về quản lý bền vững rừng cao su, tiếp tục thực hiện kế hoạch 2021 – 2022 để đạt mục tiêu toàn bộ diện tích cao su của Tập đoàn tại Việt Nam có Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định quốc gia là khoảng 278.000 ha. Mục tiêu đến cuối năm 2022, dự kiến khoảng 130.000 ha có chứng chỉ VFCS/PEFC-FM về quản lý rừng bền vững, đồng thời, có 38 nhà máy chế biến có chứng chỉ PEFC- CoC về quản lý chuỗi hành trình sản phẩm và truy xuất nguồn gốc (35 nhà máy chế biến mủ, 3 nhà máy chế biến gỗ).
Về chứng nhận về doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam và quốc tế, tiếp tục thực hiện danh hiệu Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam: Phấn đấu duy trì số lượng 16 đơn vị đạt Top 100, trong đó, có 1 đơn vị đạt Top 10 nhằm nâng cao uy tín của công ty thành viên và của Tập đoàn.
Thực hiện chứng nhận Ecovadis nhằm đáp ứng nhu cầu một số khách hàng cao su, lốp xe hiện nay như Continental, Weber & Schaer, R1 International… cho sản phẩm cao su thiên nhiên như là điều kiện minh chứng sự bền vững trong chuỗi cung ứng nguyên liệu cao su thiên nhiên.
Thực hiện các giải pháp PTBV: Tiếp tục thực hiện bảo tồn và phục hồi 5.000 ha rừng tại Campuchia theo kế hoạch tại các công ty thành viên ở Campuchia bằng giải pháp khoanh nuôi, tái sinh tự nhiên. Hỗ trợ các thành viên triển khai thực hiện trồng cây lâm nghiệp, cây lấy gỗ. Thúc đẩy các nội dung thực hiện cho dự án GIS-VRG nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nông nghiệp của Tập đoàn và xác định ranh giới từng dự án theo yêu cầu của FSC trên toàn bộ diện tích cao su của Tập đoàn. Điều tra, thu thập các tổn hại do biến đổi khí hậu trong quá khứ để xác định tác động tiêu cực đối với rừng cao su, nhà máy, dự báo rủi ro trong tương lai và đề xuất giải pháp phòng chống, giảm thiểu và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu.
Thực hiện các giải pháp tăng hiệu quả kinh tế của PTBV: Xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu PEFC và tiêu thụ cao su thiên nhiên có chứng nhận PEFC. Xây dựng phương án/hướng dẫn về cung ứng gỗ cao su có chứng nhận PEFC, có cơ chế phù hợp trong phân bổ gỗ được chứng nhận quản lý rừng bền vững (VFCS/PEFC). Tăng cường công tác tiếp thị, quảng bá cao su thiên nhiên và gỗ cao su có chứng chỉ PEFC đến nhiều nguồn khách hàng.
Gắn hoạt động PTBV vào nhiệm vụ thường xuyên của Tập đoàn và các đơn vị thành viên. Hỗ trợ, hướng dẫn, giám sát và đúc kết báo cáo theo quy định, hướng đến áp dụng chuẩn mực báo cáo quốc tế về phát triển bền vững. Từng bước yêu cầu các đối tác cung ứng áp dụng các giải pháp PTBV để đảm bảo chuỗi cung cao su và gỗ bền vững.
CSVN
Related posts:
- Cao su Kon Tum: Thu nhập 7 tháng đầu năm đạt trên 7,3 triệu đồng/người/tháng
- Thống nhất quy định thi đua khối hành chính sự nghiệp
- Cao su Bình Long dẫn đầu Khối Đông Nam bộ 2
- Nông nghiệp "làm nóng" nghị trường Quốc hội
- Cao su Quảng Nam tham gia hiến máu tình nguyện
- Phấn đấu thu nhập bình quân đạt 8,7 triệu đồng/người/tháng
- Ký bổ sung hợp tác thỏa thuận toàn diện giữa VRG và tỉnh Lai Châu
- Nhờ chủ động, linh hoạt, VRG tăng trưởng trong năm 2016
- VRG và Hội Nhà báo TP.HCM có nhiều chương trình phối hợp hiệu quả
- Phấn khởi vào mùa cạo mới