CSVNO – Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên đang vào vụ thu hoạch cà phê. Do dịch bệnh Covid-19, lao động phục vụ thu hoạch cà phê đang là vấn đề khó khăn lớn.
Theo ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Lắk: Năm nay, việc tiêu thụ đối với cây ăn quả chủ lực của tỉnh như dứa, xoài, sầu riêng và bơ… gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, còn lại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu có tín hiệu mừng do giá cao hơn so với cùng kỳ 2 – 3 năm trở lại đây.
Ông Nguyễn Hoài Dương cho biết: Đắk Lắk là thủ phủ cà phê, hiện có 209.900 ha, chiếm 33% diện tích của cả nước, sản lượng 557.700 tấn. Toàn tỉnh có khoảng 185.000 hộ sản xuất cà phê thu hút khoảng 300.000 lao động trực tiếp và khoảng 200.000 lao động gián tiếp.
Hiện vụ thu hoạch cà phê của Đắk Lắk cũng như các tỉnh Tây Nguyên đang tới. Mỗi vụ thu hoạch cà phê, Đắk Lắk cũng như các tỉnh Tây Nguyên cần một lượng lớn lao động từ các tỉnh phục vụ thu hoạch. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên vấn đề lao động cho thu hoạch cà phê sẽ hết sức khó khăn.
Vụ thu hoạch cà phê Tây Nguyên tập trung từ tháng 10 đến tháng 12, thời điểm chín rộ trung bình một ha cà phê cần 10 – 15 lao động thu hoạch trong thời gian 10 – 15 ngày. Nếu thu hoạch muộn, cà phê chín rụng sẽ gây thất thoát, ảnh hưởng đến chất lượng.
Những năm trước, để thu hoạch cà phê, ngoài lao động trong tỉnh, người trồng cà thường phải thuê nhân công từ các tỉnh khác về thu hoạch với một lực lượng khá lớn, đặc biệt là các tỉnh miền Trung. Do đó trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 kéo dài, các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, việc đi lại rất khó khăn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thu hoạch cà phê của tỉnh do không có nhân công từ tỉnh ngoài đến thu hoạch.
Để giải quyết bài toán này, ngành nông nghiệp Đắk Lắk đã đề ra nhiều giải pháp. Theo đó, Sở NN-PTNT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị thu hoạch cà phê, trong đó chỉ đạo các địa phương xây dựng phương án thu hoạch cà phê trên địa bàn trong điều kiện dịch bệnh Covid-19.
Llưu ý các địa phương khi xây dựng phương án trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 phức tạp, các địa phương phải thực hiện giãn cách thì cần phải tập trung mọi nguồn lực, huy động các lực lượng chung tay vào cuộc hỗ trợ, giúp người dân thu hoạch, vận chuyển, chế biến, bảo quản cà phê.
Nếu thiếu nhân công từ tỉnh ngoài, có thể tận dụng nhân công trong tỉnh bằng hình thức tận dụng nhân công trong nhà và đổi công cho nhau, vườn nào chín trước tập trung nhân lực cho hộ ở vườn đó. Đồng thời, chính quyền địa phương cấp huyện tổ chức hỗ trợ nông dân thu hoạch vừa đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch, vừa hỗ trợ nông dân thu hoạch cà phê hiệu quả, hạn chế thất thoát.
Đắk Lắk sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, các phương tiện đi loại để thu hoạch cà phê. Tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát theo yêu cầu phòng chống dịch và đề nghị các tỉnh bạn tạo điều kiện cho những người đã tiêm phòng dịch Covid-19 đến tỉnh Đăk Lăk thu hái cà phê.
Đề nghị Bộ NN- PTNT, Bộ Công thương chủ động kết nối với thị trường trong và ngoài nước không để chuổi cung ứng bị đứt gãy. Bên cạnh đó cần phải có chính sách hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp tạm trữ khi giá xuống quá thấp và không thể tiêu thụ được”, ông Nguyễn Hoài Dương, giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Lắk cho biết thêm.
theo Nông nghiệp Việt Nam
Related posts:
- Hãy để con tự quyết định
- Khảo sát đặt cột cờ biên giới ở Tây Ninh
- Đảm bảo sản xuất, sẵn sàng tiếp ứng cho miền Nam
- Xã hội hóa mua vaccine COVID-19 giúp Việt Nam sớm đạt miễn dịch cộng đồng
- Quản chồng
- Chốt đề xuất trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 6%
- Quyết tâm cao nhất để có vaccine sản xuất trong nước vào tháng 9/2021
- Những điều cần biết nếu trở thành F0 cách ly tại nhà
- Sẽ thí điểm cách ly F1 tại nhà
- Phó Chủ tịch Quốc hội tham quan mô hình chăn nuôi 4F của Quế Lâm