Các quy định về cày trên vườn cây KTCB
Để giảm xói mòn, rửa trôi, chống thoái hóa đất trồng, khuyến cáo hạn chế việc cày xới trên vườn cây KTCB, đặc biệt là các vùng khô hạn, đất cát, đất laterit, đất dốc. Trong trường hợp áp dụng biện pháp cày, phải đảm bảo các yêu cầu: Chỉ thực hiện cho vườn cây năm 1 – 2 – 3 và trên đất bằng, không cày trên đất có độ dốc bình quân trên 10º; Cày nông, không cày sâu làm đứt rễ cây cao su, khoảng cách đường cày cách gốc cao su tối thiểu 1m ( năm TCTM và năm 2) và 1,5m (năm thứ 3); Các trường hợp cày trên vườn cây sau năm thứ 3 phải có ý kiến chấp thuận của VRG.
Tiêu chí đánh giá vườn cây KTCB chất lượng kém ngưng đầu tư
Để tránh lãng phí khi đầu tư cho các diện tích cao su không hiệu quả, việc kiểm tra rà soát đánh giá chất lượng vườn cây phải được thực hiện hàng năm, đặc biệt tại các diện tích có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu giới hạn thuộc các khu vực MNPB, DHMT, Lào, Campuchia và một số nơi có yếu tố đặc thù của khu vực Đông Nam bộ. Chủ tịch HĐTV/HĐQT và TGĐ công ty chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, rà soát, báo cáo Tập đoàn và đề xuất phương án xử lý.
Trong quá trình kiểm tra, rà soát nếu vườn cây thuộc vào các nhóm sau thì đề xuất Tập đoàn biện pháp xử lý thích hợp (theo điều 8): Thanh lý, chuyển sang chăm sóc tối thiểu hoặc quảng canh.
Vườn cây chất lượng kém và đất trồng giới hạn không thể cải tạo, đất hạng IVb; Vườn cây KTCB ≤ 5 tuổi có mật độ < 250 cây/ha; Vườn cây có mức độ sinh trưởng hụt > 2 năm (lấy thời gian KTCB theo 3 hạng đất: hạng I – 6 năm, hạng II – 7 năm, hạng III – 8 năm); Vườn cây có mức độ tăng vanh liên tục trong 3 năm < 3,5 cm/ năm; Vườn cây manh mún, nhỏ lẻ, không có đường đi lại chăm sóc.
Biện pháp xử lý cho vườn cây KTCB giới hạn đầu tư chăm sóc
Vườn cây thanh lý hoặc chuyển đổi
Đối tượng áp dụng: Vườn cây KTCB chất lượng kém được xác định không hiệu quả (do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan) phải thanh lý và vườn cây KTCB bình thường nhưng phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang hình thức khác.
Biện pháp áp dụng: Chỉ làm cỏ chống cháy (từ 1 – 2 lần/năm tùy điều kiện cụ thể) có thể thực hiện làm đường ngăn lửa, bọc biên cách ly để giảm chi phí.
Vườn cây chăm sóc quảng canh
Đối tượng áp dụng: Vườn cây KTCB chất lượng hạn chế, sinh trưởng kém hoặc mật độ cây hữu hiệu còn lại thấp (mật độ cây hữu hiệu < 250 cây/ha) nhưng đánh giá có khả năng khai thác và cho sản lượng mủ.
Các biện pháp được áp dụng: Chỉ làm cỏ chống cháy từ 1 – 2 lần/năm tùy điều kiện cụ thể; Nếu các đơn vị xét thấy việc sử dụng phân bón hay phun trị bệnh hoặc các biện pháp thâm canh khác mà mang lại hiệu quả thì công ty cần có phương án trình về Tập đoàn.
Vườn cây KTCB kéo dài
Áp dụng cho các vườn cây đủ điều kiện mở cạo nhưng chưa mở cạo, vườn cây chưa đủ điều kiện mở cạo và đã hết thời gian KTCB theo quy định (6 năm đất hạng I, 7 năm đất hạng II và 8 năm đất hạng III), kế hoạch kéo dài thêm một thời gian nhất định (1-2 năm) và sẽ đưa vào khai thác hiệu quả.
Các biện pháp chăm sóc: Phòng trị bệnh và chống cháy: Thực hiện như vườn cây bình thường, làm cỏ luồng 1 lần/năm. Phân bón: Ngưng sử dụng, trường hợp đơn vị xét thấy việc sử dụng phân bón hoặc các biện pháp cải tạo khác mà mang lại hiệu quả thì cần có phương án trình về Tập đoàn (Ban QLKT) xem xét giải quyết.
Áp dụng các biện pháp ngoài quy trình cho vườn cây KTCB
Các biện pháp chăm sóc vườn cây chưa có trong quy trình như hố phụ, hố đa năng, cày cải tạo đất, chế độ và chủng loại phân bón… có thể được áp dụng trên các vườn cây có đặc thù riêng khi đơn vị có phương án kỹ thuật được Tập đoàn chấp thuận.
T.S (xem tiếp kỳ tới)
Related posts:
- Tập huấn sản xuất tái canh cao su chu kỳ II tại Campuchia
- Triển vọng mô hình trồng xen cao su "gỗ - mủ"
- Cao su Mang Yang nỗ lực giữ từng chiếc lá
- Bệnh rụng lá Pestalotiopsis bùng phát trở lại tại Thái Lan
- Giải pháp truy xuất nguồn gốc để đáp ứng yêu cầu EUDR
- Để vườn cây chất lượng tốt, năng suất cao
- Bệnh rụng lá Fusicoccum bùng phát tại Indonesia
- Tiểu điền chăm sóc cao su cầm chừng, chờ giá mủ lên
- Trồng mới, tái canh đảm bảo đúng thời vụ
- Cao su Mang Yang đẩy mạnh hợp tác phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao