CSVN – Hiện nay, việc độc giả tham gia bình luận trên báo điện tử ngày càng phổ biến. Các tờ báo xem đây là một kênh tương tác hữu hiệu quan trọng, nhưng nếu không cân nhắc và cẩn trọng trong khâu lựa chọn, biên tập sẽ trở thành “con dao hai lưỡi”.
“Đặc sản” trên báo điện tử
Bình luận của độc giả ngày càng được các báo điện tử coi trọng. Dưới mỗi tin tức, bài báo được quan tâm là hàng trăm, hàng nghìn bình luận, kèm theo đó là hàng nghìn độc giả bấm nút “like” các bình luận đó. Phải thừa nhận rằng, nhiều comment ở dưới bài còn hay hơn và thú vị hơn cả bài viết.
Đơn cử như ở mục thể thao của Báo điện tử VNExpress, có độc giả tạo được “bút hiệu” cho chính mình với những bình luận bằng thơ dí dỏm nhưng sâu sắc. Mỗi bài thơ của độc giả này có hàng ngàn lượt người thích. Thậm chí có độc giả còn thừa nhận: “Tôi bấm vào bài chỉ để xem comment của anh”.
Bình luận dưới bài viết cũng đã trở thành một kênh tương tác hữu hiệu giữa các tòa soạn điện tử với người đọc. Trước đây, độc giả phải viết thư để bày tỏ cảm xúc hay góp ý về một bài báo, rồi chờ đợi được phản hồi. Giờ đây những ý kiến của độc giả có thể xuất hiện trên báo điện tử ngay sau khi sản phẩm báo chí được đăng tải.
Bên cạnh đó, thông tin từ những bình luận do độc giả đem lại có thể là gợi ý cho tòa soạn triển khai các đề tài tiếp theo. Một biên tập viên ở báo Tuổi Trẻ online, cho biết: “Công việc chính của tôi hàng ngày là đọc các bình luận của độc giả rồi tổng hợp, chắt lọc, phát triển ra các đề tài nối tiếp bài báo chính”.
[stextbox id=”stb_style_259398″ caption=”Nhiều ý kiến bình luận trên trang tapchicaosu.vn”]Kể từ khi đưa vào hoạt động đến nay, trang tin điện tử tapchicaosu.vn của Tạp chí Cao su VN ngày càng thu hút bạn đọc. Không chỉ đọc, nhiều người còn tham gia đóng góp ý kiến, bình luận rất sâu sắc. Với những chuyên đề, bài viết nhận được nhiều ý kiến bình luận, Ban biên tập Tạp chí đều tiến hành tổng hợp, giới thiệu bổ trợ cho chuyên đề. Cụ thể như chuyên đề: “Có nên cạo đèn?” đã thu hút hàng trăm ý kiến đóng góp và đã được tòa soạn tổng hợp, trích giới thiệu để có cái nhìn khách quan, đa chiều, xác đáng. P.V[/stextbox]Hiện nay, một số tờ báo điện tử hàng đầu đã bố trí một trang riêng giới thiệu phần bình luận của độc giả. Ở đó, có chia ra các mục bình luận mới nhất, được quan tâm nhất, trả lời nhiều nhất, hay nhất. Nói cách khác, hoạt động bình luận, đưa ý kiến của độc giả trên báo điện tử gần như trở thành việc sản xuất một sản phẩm trên báo điện tử.
Để làm được việc đó, phải có một bộ phận dành riêng để “chăm sóc” phản hồi, “còm” của độc giả gửi đến. Việc chăm sóc bình luận độc giả của các tòa soạn điện tử có thể so sánh như những dịch vụ hậu mãi của doanh nghiệp với khách hàng. Anh chăm sóc, o bế khách hàng tốt từ sản phẩm cho đến dịch vụ sau đó thì sẽ có càng nhiều khách hàng trung thành.
Tòa soạn phải chịu trách nhiệm với bình luận của độc giả
Bên cạnh những bạn đọc có góp ý khách quan với bài viết, thì có không ít người tham gia nhận xét, bình luận mang tính chất phiến diện, cực đoan, hàm ý công kích người khác hay cố tình đưa ra những thông tin sai lệch.
Nếu không đọc kỹ, thiếu cân nhắc và không cẩn trọng, những bình luận, nhận xét như vậy khi được duyệt đăng có thể rắc rối cho tòa soạn. Theo luật, đối tượng bị ảnh hưởng bởi những nhận xét đó hoàn toàn có thể kiện tòa soạn báo. Khi tòa soạn duyệt cho đăng bình luận, thì coi như đó là quan điểm của tòa soạn và chịu trách nhiệm với bình luận đó.
Trong thực tế thời gian qua, một số cơ quan báo chí đã bị kiện, bị cơ quan quản lý báo chí nhắc nhở, xử lý vì đã cho đăng những bình luận của độc giả mang tính xuyên tạc, sai sự thật. “Chúng ta phải nhớ rằng, mọi nội dung xuất hiện trên bất kỳ ấn phẩm nào, dưới hình thức nào của cơ quan báo chí đều thuộc sự quản lý của cơ quan báo chí đó.
Chính vì vậy, cơ quan báo chí phải có trách nhiệm kiểm soát nội dung trước khi xuất bản, kể cả là các nhận xét của bạn đọc. Nếu cơ quan báo chí cho đăng tải những thông tin không đúng sự thật gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì phải là đơn vị chịu trách nhiệm đối với hành vi đó” – một lãnh đạo quản lý báo chí nêu quan điểm.
Bảo Châu
Related posts:
- Vinh quang thuộc về người thợ
- Nguồn gốc lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
- Hội thao trung thực
- Đỗ Hoàng Linh: Thủ khoa tỉnh Bình Phước
- Bí quyết của thí sinh đạt điểm 10 môn tiếng Anh
- Đa dạng sắc màu tại Hội diễn văn nghệ Cao su Sa Thầy
- Về thăm làng nghề thổ cẩm
- Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Cố đô Huế
- “Học tập là công việc rất thú vị!”
- Nguồn gốc giống cao su do ông E. Rauol đưa vào Việt Nam
đúng như vậy
đúng như vậy. ý kiến của khán giả là đề tài để báo viết tiếp
hihi