Kinh nghiệm đạt điểm cao Hội thi tìm hiểu 85 năm truyền thống ngành cao su

Hội thi tại các cơ sở là dịp để các thí sinh tranh thủ tập dượt trước khi tham gia Hội thi toàn ngành ở các khu vực. Thông qua các Hội thi này, Tạp chí Cao su trích đăng một số nhận xét của Ban giám khảo giúp các đơn vị khác rút kinh nghiệm để giành điểm cao trong các phần thi.

Các đội phải trải qua bốn phần thi: Tự giới thiệu, Theo dòng lịch sử, Tự hào cao su Việt Nam và Vững bước đi lên. Nội dung của bốn phần thi đều xoay quanh quá trình xây dựng và phát triển của ngành cao su, vì vậy điều kiện đầu tiên là các đội thi phải nắm chắc nội dung. Ngoài việc học thuộc và ghi nhớ bộ đề BTC đưa ra, thì cũng phải tìm hiểu về đơn vị mình để phần thi tự giới thiệu đạt điểm tối đa. Bên cạnh yếu tố về hình thức, cách trình bày thì nội dung đặc sắc luôn đạt được điểm cao hơn.

Phần thi thuyết trình với chủ đề Giữ gìn các giá trị truyền thống ngành cao su  của thí sinh Quỳnh Trang (Tạp chí Cao su VN) tại Hội thi khu vực III. Ảnh: Tùng Châu
Phần thi thuyết trình với chủ đề Giữ gìn các giá trị truyền thống ngành cao su của thí sinh Quỳnh Trang (Tạp chí Cao su VN) tại Hội thi khu vực III. Ảnh: Tùng Châu

Ông Lê Văn Cường – Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy TCT CS Đồng Nai, Trưởng BGK tại Hội thi của TCT cho rằng: “Có nhiều đội thi tập trung vào phần sân khấu hóa quá nhiều mà chưa giới thiệu được điểm nổi bật của đơn vị mình. Đây là Hội thi tìm hiểu 85 năm truyền thống vậy nên các đơn vị phải giới thiệu đến mọi người truyền thống đơn vị mình, những thành tích nổi bật của đơn vị trong phần thi tự giới thiệu, thông qua đó tuyên truyền để CBCNV – LĐ cùng giữ gìn và phát huy giá trị ấy, ra sức xây dựng đơn vị ngày một phát triển bền vững”.

Trong phần thi Tự hào cao su Việt Nam, các đội sẽ thi ghép tranh trong vòng 2 phút. Đây là phần thi được đánh giá là có độ khó nhiều hơn các phần thi khác. Trong khoảng thời gian rất ngắn, 5 thành viên trong đội phải hoàn thành bức tranh và ghi đúng chú thích mới đạt điểm tối đa. Phần thi Vững bước đi lên, các đội thi phải thuyết trình về chủ đề đã chọn trước đó. Ông Võ Việt Ngân – Trưởng ban Chính sách pháp luật Công đoàn CSVN, Trưởng BGK tại Hội thi Công ty CPCS Đồng Phú nhấn mạnh: “Đây là phần thi tăng tốc, hứa hẹn nhiều bất ngờ. Phần thi đòi hỏi sự đầu tư nhiều hơn so với phần tự giới thiệu. Thí sinh phải trình bày làm sao để thuyết phục người nghe. Đặt vấn đề – giải quyết vấn đề – kết thúc vấn đề, nội dung phải hài hòa, đừng sa vào đặt vấn đề quá dài, cần phải tập trung vào những giải pháp, đề xuất lên cấp trên, đó mới là điểm nhấn”.

[cow_johnson general_float=”center” general_width=”460″ general_bgcolor=”#006400″ general_color=”#ffffff”]

Cần tự tin làm chủ sân khấu

Hầu hết các thí sinh tham gia Hội thi đều là những thí sinh ưu tú, có nhiều kinh nghiệm trên sân khấu. Tuy nhiên, theo chị Trương Thị Huế Minh – Trưởng ban Công tác Thanh niên VRG thì: “Học bài tốt, nhớ bài hay chưa chắc lên sân khấu trình bày tốt bởi đứng trước hội trường lớn, đông đảo khán giả theo dõi thí sinh vẫn hồi hộp, lo lắng, có trường hợp còn quên luôn những gì cần nói. Vậy nên, các thí sinh cần phải tự tin để hoàn thành tốt phần thi của mình. Đừng để nhiều yếu tố chi phối ảnh hưởng đến tâm lý. Có như thế mới làm chủ được sân khấu”.

[/cow_johnson]

Minh Nhiên