CSVN – Nghề báo vốn dĩ vất vả, nhiều áp lực. Riêng phóng viên (PV) thể thao càng nhọc nhằn, vất vả so với các đồng nghiệp ở những mảng khác. Những PV đang “chiến đấu” ở những tờ báo thể thao hiện nay, đều là những người cực kỳ tâm huyết với nghề.
Hầu hết PV thể thao đến với công việc bắt nguồn từ đam mê và đều không được đào tạo (để viết hoặc chụp ảnh) về lĩnh vực thể thao. Điều kiện tác nghiệp cũng là trở ngại, nhất là với phóng viên ảnh, khi không phải lúc nào “ông trời” cũng ủng hộ!
Nếu thiếu ngọn lửa đam mê, làm sao đội ngũ PV thể thao sẵn sàng dầm mưa dãi nắng suốt những năm này, qua tháng nọ! Cũng chẳng mấy ai dám bỏ ra một khoản tiền không nhỏ, nếu không muốn nói là rất lớn, chỉ để đầu tư phương tiện, máy móc. Nếu thiếu đi tình yêu, quá khó để mỗi người có thể vượt cả trăm cây số chỉ trong ngày để có những bức ảnh, những bài viết về mỗi trận đấu, về các giải đấu thể thao.
Cái được lớn nhất của PV thể thao, mà không hẳn đồng nghiệp ở các mảng khác có được, chính là việc được đi đây đi đó khá nhiều. Cũng từ những chuyến công tác ấy, các PV thể thao lại được hiểu biết nhiều về các vùng, miền, có thêm nhiều trải nghiệm.
Việc được gặp gỡ tương đối thường xuyên còn giúp đội ngũ PV thể thao cả nước có mối quan hệ khá gắn bó, thân tình, quan tâm, giúp đỡ nhau. Có thể chính sự phóng khoáng, bình dị hay nói vui là “dễ nuôi” của cánh PV thể thao cũng giúp anh em rất dễ thích nghi với môi trường sinh hoạt lẫn tác nghiệp. Ví cách đây hơn 20 năm, khi rong ruổi theo những cuộc đua xe đạp xuyên Việt, không ít lần PV thể thao phải “ăn bờ, ngủ bụi” nhưng chẳng thấy ai than phiền hay kể khổ.
Vui là vậy, song vẫn có những khoảnh khắc chạnh lòng! Nếu được lãnh đạo đánh giá đúng sự nỗ lực, những cống hiến thì sẽ là niềm vui rất lớn. Ngược lại, ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết của từng người cũng sẽ nguội dần. Chưa nói đến việc không ít tờ báo xem thể thao chỉ như thể loại tin – bài giải trí, có cũng được, mà không cũng chẳng sao! Vì thế, khó khơi gợi được nhiệt tâm để các PV thể thao dốc toàn bộ trí lực cho công việc.
Với một nghề đầy căng thẳng, áp lực như nghề báo, nhất là mảng thể thao, họ bước vào nghề với sự khốc liệt, sự thử thách về thời gian để thể hiện được giá trị của mình rất cần được sự trân trọng hơn. Bởi họ đang luôn sống hết mình với niềm đam mê và nghiệp của mình.
Trung Phong
Related posts:
- Ấm áp tình nguyện mùa Đông và Xuân tình nguyện
- Boccia - trái bóng mang nhiều ý nghĩa nhân văn
- Cao su Nam Giang - Quảng Nam: Tiền lương tăng 15%
- Geru Star tài trợ bóng cho giải BTV cúp
- Hội thao khu vực III chính thức bắt đầu
- "Các đơn vị miền núi phía Bắc cần bám sát kế hoạch, tổ chức sản xuất kinh doanh ngay từ đầu năm"
- Cao su Phú Riềng tổ chức giải bóng đá mini cấp lãnh đạo
- Cao su Bảo Lâm: Sản lượng khai thác vượt so với kế hoạch
- "Bóng đá ân tình", "bóng đá kinh tế" lại lộ phát
chào anh Trung Phong- tác giả của bài viết ạ. Em là Đức, năm nay em 19 tuổi,. em rât thích công việc phóng viên , nhà báo thể thao. đặc biệt là bóng đa, đó là đam mê từ nhỏ của em. và hầu như ngày nào em cũng phải vào các trang báo thể thao điện tử khá nhiều lần để đọc các tin tức. Tuy nhiên khả năng viết của em chỉ ở mức bình thường, hơn nữa em không biết mình nên bắt đầu tìm hiểu công việc này từ đâu và như thế nào, để… Read more »
Chào bạn.
Để trở thành phóng viên nói chung, phóng viên thể thao nói riêng, trước hết bạn phải yêu thích nghề báo, được học về nghiệp vụ báo chí và am hiểu lĩnh vực mình muốn viết.
Trước hết, bạn tập viết và gửi các tin bài cho Tạp chí Cao su và các báo khác. Sau đó bạn có thể đăng ký thi và học các khóa về nghiệp vụ báo chí để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Cảm ơn bạn đã quan tâm
Chào anh !
Vô tình đc biết tới bài viết và Anh. Em đang muốn làm bộ ảnh thể thao đẹp cho hs , anh có thể giới thiệu giúp em 1 anh em nào chụp ảnh tốt nhất và nhiệt tình đc ko ạ. Em ở Hà Nội .
Cám ơn anh rất nhiều.
duyduongthethaotuoitre@gmail.com