CSVN – Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song với sự đoàn kết, quyết tâm cao của toàn thể CB.CNV LĐ, các công ty cao su khu vực miền núi phía Bắc (MNPB) đã vượt qua mọi khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ.
Vượt 7% kế hoạch sản lượng
Khu vực MNPB gồm 9 công ty CPCS: Lai Châu, Lai Châu II, Dầu Tiếng – Lai Châu, Điện Biên, Mường Nhé – Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Dầu Tiếng – Lào Cai; hoạt động trên địa bàn 6 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang. Năm 2023, các công ty quản lý 28.715 ha cao su. Trong đó, vườn cây KTCB trên 7.191 ha, vườn cây khai thác hơn 21.491 ha, sản lượng khai thác được giao 21.926 tấn. Tổng CB.CNV LĐ 5.020 người, hộ nhận khoán 1.293, trong đó trung bình từ 90 – 95% là người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn hoạt động của các công ty. Hiện nay, khu vực MNPB có 2 nhà máy chế biến tại Sơn La và Lai Châu. Nhà máy chế biến mủ Cao su Lai Châu đi vào hoạt động từ tháng 7/2023. Năng suất 2 nhà máy có giới hạn, vì vậy các đơn vị khác phải gia công tại các khu vực miền Trung, Đông Nam bộ. Do đó phát sinh chi phí vận chuyển, chi phí gia công chế biến cao hoặc bán mủ nguyên liệu chưa mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, giá mủ thấp hơn giá kế hoạch (KH), giá nhiên liệu và các loại vật tư đều tăng cao ảnh hưởng đến các chi phí như vận chuyển, gia công chế biến, trang bị vật tư đều cao. Thời tiết tại khu vực MNPB rất khắc nghiệt, lực lượng lao động đã có nhiều cải thiện, song chất lượng lao động còn nhiều hạn chế như tay nghề và tác phong lao động… Tuy nhiên, với nhiều nỗ lực vượt khó, năm 2023, sản lượng khai thác khu vực MNPB đạt 22.016 tấn (vượt 7% KH).
Ổn định việc làm, thu nhập lao động bản địa
Vượt qua một năm đầy khó khăn, các công ty có tổng doanh thu trên 736 tỷ đồng (đạt 80% KH). Đặc biệt có 2 đơn vị đạt doanh thu với tỷ lệ từ 100% so với KH: Dầu Tiếng – Lai Châu và Dầu Tiếng – Lào Cai. Tổng lợi nhuận trước thuế của các công ty 210 tỷ đồng, trong đó 3 công ty có lợi nhuận: Điện Biên, Dầu Tiếng – Lai Châu, Dầu Tiếng – Lào Cai. Nộp ngân sách Nhà nước 21,2 tỷ đồng.
Các công ty thường xuyên quan tâm tạo điều kiện và thực hiện tốt mọi chế độ chính sách đối với NLĐ, tạo việc làm ổn định thường xuyên cho NLĐ và hộ nhận khoán. Tiền lương bình quân khu vực MNPB đạt 5,81 triệu đồng/người/tháng (cao hơn năm 2022 là 8%). Những đơn vị có mức lương bình quân cao gồm: Dầu Tiếng – Lai Châu 6,8 triệu đồng/người/ tháng; Dầu Tiếng – Lào Cai 6,4 triệu đồng/người/ tháng; Lai Châu 6,1 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, các công ty thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội; công tác xã hội, từ thiện, nghĩa vụ đối với Nhà nước, với địa phương nơi đơn vị đứng chân. Giá trị ủng hộ năm 2023 trên 372 triệu đồng.
Tuy còn gặp nhiều khó khăn do giá bán bình quân thấp hơn nhiều so với giá bán KH và thấp hơn giá thành, thời tiết khắc nghiệt… Song các công ty khu vực MNPB đã nỗ lực vượt khó hoàn thành nhiệm vụ. Việc làm và thu nhập của NLĐ ổn định, tiền lương cao hơn năm trước, giúp NLĐ yên tâm gắn bó lao động sản xuất với các đơn vị.
BÌNH MINH
Related posts:
- Hành trình phát triển cao su ở Lào, Campuchia: Thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị keo sơn
- 4 công ty cao su trên địa bàn tỉnh Gia Lai góp phần giữ vững an ninh quốc phòng
- Cao su Quảng Nam hỗ trợ, chăm lo người lao động ở xa về quê đón Tết
- Đội cao su Mường Nhé giải nhất Hội thi bàn tay vàng Cao su Mường Nhé Điện Biên
- Cao su Sa Thầy tổ chức gặp mặt nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đảng bộ Cao su Kon Tum lãnh đạo thắng lợi nhiệm vụ phát triển cây cao su trên vùng cực bắc Tây Nguyê...
- Bảo tồn rừng tự nhiên để phát triển xanh
- Cao su Lai Châu II thiệt hại 3,6 tỷ đồng do mưa đá, gió lốc
- Cao su Quasa – Geruco tổ chức Tết cổ truyền Bun Pi May cho công nhân
- Trồng xen canh dưa hấu: Được mùa, được giá