CSVN – Cao su Bình Long đang đẩy mạnh tiếp cận các chính sách về khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước và địa phương đối với dự án NNUDCNC. Qua đó, phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của đơn vị, tạo ra sản phẩm nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng cao, tăng doanh thu, lợi nhuận, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho NLĐ.
Tham gia sâu vào điều hành sản xuất, quản lý dự án
Ông Bùi Đình Bảy – Phó TGĐ Cao su Bình Long, cho biết, công ty đang quản lý hơn 14.000 ha đất nông nghiệp, trong đó có khoảng 1.000 ha có đủ điều kiện để chuyển đổi trồng các loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Với diện tích lớn, tập trung rất thuận lợi trong việc tổ chức sản xuất NNUDCNC. Từ năm 2021 đến nay, công ty đã thí điểm 2 dự án trồng chuối cấy mô trên diện tích 148,67 ha. Hình thức thực hiện là liên kết, hợp tác đầu tư, lợi nhuận hàng năm từ 37 – 45 triệu đồng/ha/năm (tùy theo vị trí của dự án). Trong quá trình thực hiện hợp tác liên kết, công ty đã chủ động học tập kinh nghiệm của đối tác, tham gia sâu vào các khâu điều hành sản xuất, quản lý dự án, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, kết nối thị trường đầu ra của sản phẩm, đây chính là tiền đề để tự tổ chức thực hiện dự án hiệu quả nhất.
“Hiện nay, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương đang rất chú trọng đến cơ chế, chính sách ưu đãi trong cho việc phát triển NNCNC. Tuy nhiên, qua hơn 3 năm thực hiện việc tiếp cận các chính sách này trên thực tế tại đơn vị vẫn còn nhiều khó khăn. Hiện tại, mặc dù các dự án đều được các cấp chính quyền địa phương ủng hộ về chủ trương, tuy nhiên hỗ trợ mới dừng lại ở các thủ tục về hành chính như xây dựng các chứng chỉ trong nông nghiệp như Vietgap, Globgap, Mã số vùng trồng, truy suất nguồn gốc, hỗ trợ giới thiệu và cung ứng nguồn lao động… Riêng các chính sách về tiền thuê đất, chính sách thuế, tín dụng, đầu tư chưa tiếp cận được” – ông Bùi Đình Bảy, chia sẻ.
4 giải pháp tiếp cận các chính sách ưu đãi
Để tiếp cận có hiệu quả các chính sách về khuyến khích ưu đãi đầu tư NNCNC, công ty đang thực hiện đồng bộ 4 giải pháp. Cụ thể, hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất và các thủ tục pháp lý liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ trồng cao su, sang phát triển NNUDCNC. Thực hiện quy hoạch những diện tích có quy mô lớn, liền vùng, liền thửa, đồng thời thực hiện các thủ tục để đăng ký thành lập các vùng NNUDCNC.
Về tổ chức thực hiện dự án, công ty tổ chức sản xuất thí điểm với quy mô phù hợp tiến tới viêc mở rộng diện tích trong tương lai. Bên cạnh một số cây truyền thống, công ty nghiên cứu lựa chọn thêm các đối tượng cây trồng mới là nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp (chế biến gỗ, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi…) có thời gian sinh trưởng ngắn, quy trình canh tác đơn giản để thí điểm thực hiện.
“Đặc biệt, công ty đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, tập trung vào các yếu tố công nghệ chủ yếu như lựa chọn loại cây trồng, giống mới cho năng suất cao, có khả năng chống chịu tác động của tự nhiên, phù hợp với đất đai, khí hậu trên địa bàn và điều kiện thực tế của đơn vị để tự tổ chức sản xuất. Nghiên cứu, ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất, sử dụng phân bón phù hợp, kiểm soát tốt sâu, bệnh hại bằng công nghệ sinh học, nghiên cứu áp dụng các giải pháp quản lý thông minh, điều này góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất” – ông Bùi Đình Bảy, chia sẻ.
PHƯƠNG NGHI
Related posts:
- Thu nhập bình quân người lao động VRG Bảo Lộc đạt 28 triệu đồng/người/tháng
- "Mùa cao điểm" ở Cao su Sơn La
- Cao su Hòa Bình tổ chức thành công Hội thi Bàn tay vàng năm 2024
- Nông trường Bãi Lau (Cao su Sa Thầy) về đích sản lượng sớm nhất trong công ty
- Khối thi đua ngành gỗ trao 51 phần quà tại tỉnh Bình Phước
- Những mô hình chăn nuôi hiệu quả cao
- Mùa Làm Máng Che Mưa
- Tổng Công ty Cao su Đồng Nai phối hợp với Hiệp hội các công ty thương mại cao su Nhật Bản tổ chức Hộ...
- Công đoàn Cao su Dầu Tiếng khen thưởng công nhân vượt kế hoạch sản lượng quý III
- Cao su Quảng Trị vượt khó