CSVN – Ý kiến cổ đông tại Đại hội cổ đông VRG – Công ty cổ phần năm 2019.
Hỏi:
Là cổ đông của Tập đoàn, tôi xin được hỏi một số vấn đề mình quan tâm như sau:
1. Về dự án sân bay Long Thành, hiện tại đã xác định được giá trị đền bù cây cao su trên đất là bao nhiêu và tiến độ giao đất cho tỉnh Đồng Nai dự kiến
như thế nào?
2. Kế hoạch thoái vốn của Tập đoàn trong thời gian tới như thế nào?
3. Phát triển khu công nghiệp (KCN) là lĩnh vực nằm trong định hướng kế hoạch Tập đoàn sẽ đẩy mạnh trong thời gian tới, nhưng theo tôi được biết Tập
đoàn có kế hoạch thoái tiếp vốn tại KCN Hố Nai (hiện đang triển khai giai đoạn 2). KCN Hố Nai được đánh giá đang hoạt động hiệu quả, vậy tại sao Tập đoàn lại thoái vốn tại KCN này?
4. Vừa qua, trong buổi làm việc với Tập đoàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ có nói: Với quy mô như hiện nay thì Tập đoàn phải đạt doanh thu 10 tỷ USD
mới tương xứng, quan điểm của lãnh đạo Tập đoàn về vấn đề này như thế nào, mốc doanh thu 10 tỷ USD có khả thi hay không? Và tầm nhìn, phương hướng,
chiến lược của Tập đoàn như thế nào để đạt được mốc doanh thu này trong tương lai?
Trả lời:
Ông Phạm Văn Thành – Thành viên HĐQT VRG trả lời:
1. Về sân bay Long Thành, do đây là diện tích quy hoạch treo, vườn cây già, chất lượng gỗ không tốt như những khu vực khác nên doanh thu bán gỗ dao
động 150 – 200 triệu/ha. Trong tháng 7 năm nay sẽ bàn giao gần 400 ha cho tỉnh để tỉnh xây dựng các khu tái định cư. Phần còn lại, Tập đoàn sẽ làm theo
tiến độ của tỉnh. Khi nào tỉnh Đồng Nai ra quyết định, khoảng 3 tháng sau Tập đoàn sẽ giao đất. Dự kiến vùng trong sân bay, có khả năng năm 2019 giao 400 – 500 ha, còn lại giao trong năm 2020, đảm bảo tháng 10/2019 có mặt bằng trống để triển khai xây dựng sân bay Long Thành.
2. Theo đề án Tái cơ cấu được Chính phủ phê duyệt, Tập đoàn phải hoàn tất thoái vốn các dự án ngoài ngành nghề chính trong năm 2020. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thoái vốn, Tập đoàn gặp những khó khăn về thủ tục. Từ đây đến năm 2020, Tập đoàn thoái trên 2.000 tỷ tại các dự án ngoài ngành nghề kinh doanh chính. Hiện nay, Tập đoàn đã có một số giải pháp để phấn đấu hoàn thành việc thoái vốn đúng tiến độ.
3. Trong ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn có ghi rõ: Đầu tư, kinh doanh KCN trên đất cao su. Riêng đối với KCN Hố Nai, diện tích nằm trên đất
của dân nên phải thoái vốn. Hiện nay KCN đang triển khai giai đoạn 2, công tác đền bù rất khó khăn, phức tạp, vì là đất của dân.
4. Riêng về mục tiêu doanh thu 10 tỷ USD, Tập đoàn đang xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2025 – 2030 trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi chiến lược được phê duyệt thì Tập đoàn sẽ có những giải pháp rõ ràng để thực hiện được các mục tiêu đặt ra. Theo tôi, quan trọng nhất vẫn là tăng lợi nhuận.
Tập đoàn cũng đã có những định hướng tập trung vào ngành nghề mang lại doanh thu, lợi nhuận cao. Ngành có khả năng tăng doanh thu nhanh nhất là
nông nghiệp công nghệ cao. Với cao su hiện nay thì doanh thu dao động 50 – 70 triệu/ha/năm, tuy nhiên với các loại cây ăn quả, cây dược liệu thì doanh thu đạt 400 – 500 triệu/ha/năm. Theo định hướng của Tập đoàn, từ đây đến năm 2025 sẽ chuyển 40.000 – 60.000 ha sang phát triển cây khác với giá trị cao hơn. Với quy mô diện tích này, doanh thu Tập đoàn trong thời gian tới khá lớn.
Mảng thứ hai là đẩy mạnh vào sản xuất sản phẩm, thị trường gỗ trong giai đoạn này khá bão hòa nên Tập đoàn chủ yếu tập trung vào sản phẩm gỗ tinh chế thì sẽ tăng giá trị hơn nhiều.
HÀ KHUÊ
Related posts:
- Vượt khó!
- Đảng bộ VRG hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra
- Cao su Krông Buk về trước kế hoạch sản lượng 32 ngày
- Doanh thu, lợi nhuận khối khu công nghiệp vượt kế hoạch
- Cao su Đồng Phú chia cổ tức 40%
- Liên đoàn lao động tỉnh Gia Lai phát động “Tháng Công nhân”
- Cao su Dầu Tiếng khai khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho Đảng viên mới
- Ông Trương Văn Cư tái đắc cử Bí thư Đảng ủy Cao su Tân Biên
- Vinh danh "Bàn tay vàng" qua các hội thi
- Khánh thành nhà máy gỗ cao su tại Kon Tum